Người phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi. ( Ga 3, 30)
Một phút suy gẫm
Trong tập hồi ký của Albrecht Durer, một nhà họa sĩ tài ba và rất nỗi tiếng người Pháp đã ghi lại sự việc sau đây:
Khi Albre Durer khởi sự tiến thân với nghề họa sĩ, ông đã kết nghĩa thân thiết với một người học trò cũng nghèo như ông. Hai người đồng ý thỏa thuận với nhau là người học trò nghèo sẽ tận tụy với công việc lao động tay chân để hổ trợ Durer trong khi ông tiếp tục học và thực thi nghề vẽ, sau khi Durer thành công sẽ vẽ và hỗ trợ lại để bạn ông tiếp tục học ngành họa. Nhưng tới ngày Durer thành công đỗ đạt thì tiếc thay hai bàn tay của bạn đã trở nên chai đá vì công việc nặng nhọc, không sao cầm bút vẽ được nữa.
Một hôm, khi Durer nhìn bạn chấp tay lặng lẽ cầu nguyện, một tư tưởng thoáng qua trong tâm trí ông. “Tôi đã không thể nào làm cho đôi bàn tay bạn trở nên mềm mại để cầm bút vẽ được nữa nhưng tôi có thể diễn tả lòng biết ơn của tôi đối với bạn đã không ngại vất vả làm lụng để giúp tôi ăn học thành tài như ngày nay, tôi biết tôi sẽ phải làm gì. Tôi sẽ vẽ đôi bàn tay đang chắp lại cầu nguyện của bạn”, và đó là hoàn cảnh gợi ý cho tác phẩm danh tiếng nhất của Albrect Durer, bức họa “Bàn Tay Cầu Nguyện”.
Người bạn trong câu chuyện trên đây đã cho chúng ta một bài học quý giá về tình liên đới. Người bạn đã làm cho bản thân mình lu mờ đi để hình ảnh, cuộc đời, và sự nghiệp của bạn mình được sáng lên.
Ông Gioan Tẩy Giả cũng là người đi trước dọn đường cho Chúa đến. Ngài lặng lẽ dâng trọn cuộc đời mình mở đường cho Chúa đến, để mọi người được phúc chiêm ngắm vinh quang Thiên Chúa tỏ hiện nơi Đức Giêsu. Qua đó chúng ta cần phải biết làm cho Chúa lớn lên trong ta và phần xác thịt, tội lỗi và khuynh hướng xấu dần dần nhỏ lại.
Ước gì mỗi Kitô hữu là Gioan Tẩy Giả trong xã hội hôm nay bằng chính cuộc sống tầm thường nhưng chứa đầy chất Phúc Âm. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét