Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

THÀ MẤT....ĐỂ ĐƯỢC

       "Nếu tay anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một tay mà được vào cõi sống, còn nơn là có đủ hai tay ma phải sa hỏa ngục, phải vào lửa không hề tắt." (Mc 9,43)

Một phút suy gẫm

        Nếu cuộc sống là một chuỗi những chọn lựa nối tiếp nhau, thì chọn lựa nào cũng đòi hỏi phải tính toán, phải quyết định. "Được gì và mất gì?" Chọn lựa cũng có nghĩa là " từ bỏ "; không thể bắt cá hai tay. Đã chọn thì phải chọn lựa những gì tốt hơn, đẹp hơn, cao hơn, giá trị hơn cái hiện có, bởi bản tính tự nhiên luôn hướng ta về Chân, Thiện ,Mỹ, về cái " tuyệt đối". Lời Chúa hôm nay nhắc nhở chúng ta sự sống đời đời mới là giá trị tuyệt đối, mà để đạt được nó, chúng ta phải dám cắt bỏ những gì rất thân thiết, quý giá đối với  chính bản thân và ngay cả sinh mạng của mình, - chặt tay, móc mắt là những kiểu nói rất mạnh để diễn tả điểu đó- nếu chúng làm cớ cho chúng ta sa ngã và đánh mất sự sống đời đời.
        Kiểm điểm lại cuộc sống của bản thân chúng ta trong lối sống hiện nay.Bậc thang giá trị của chúng ta ngày hôm nay là gì? Thiên Chúa và sự sống đời đời có đứng đầu bậc thang đó không? Hay là tiền bạc, khoái lạc, quyền lực? Mỗi khi phải lựa chọn một trong nhiều giá trị, đâu là tiêu chí của chúng ta: vì Chúa, vì hạnh phúc của những người bé nhỏ nghèo hèn nhất hay vì lợi ích cá nhân, phe nhóm mình?
       Mỗi ngày gia đình chúng ta cần dành ra ít phút vào buổi tối để nhìn lại  những việc gia đình đã làm trong ngày.
        Lựa chọn của gia đình chúng ta có hướng tới sự sống đời đời không?
        Lạy Chúa, sống giữa đời, quả thật chúng con như chiên giữa sói rừng. Xin ban sức mạnh Thánh Thần giúp chúng con luôn biết tỉnh thức và sẵn sàng, để có thể đứng vững và bền đổ cho đến cùng.
         Lạy Chúa Giêsu, được làm môn đệ Chúa thật là sung sướng. Nhưng một người môn đệ đích thực phải là người sống theo tinh thần của Chúa: không ghen tương, ích kỷ, mà trái lại luôn yêu thương nâng đỡ anh em mình. Lạy Chúa, chúng con muốn được làm môn đệ của Chúa, xin Chúa biến đổi chúng con thành con người Chúa mong muốn. Xin Chúa nhậm lời chúng con. Amen.



TẾT TRUNG THU, CẦU CHO THIẾU NHI

       5 giờ sáng ngày 23/9/2012 chị em tôi được theo chân nhóm Thiện Nguyện Nhất Tâm Thành phố Hồ Chí Minh đến xã Tân Hòa Đông, huyện Tân Phước ,Thành phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang phát quà cho các hộ gia đình nghèo và các em thiếu nhi cơ nhỡ, có hoàn cảnh khó khăn với chương trình văn nghệ giao lưu " chú Cuội, chị Hằng" Chiều đến đoàn lại di chuyển đến Thành phố Mỹ Tho phối hợp cùng địa phương tổ chức vui Trung Thu cho 800 trẻ em trong đó có 300 em khuyết tật và thiểu năng.

     Có đến tận nơi, chúng ta mới thấy hết được sự thiếu thốn của các em. Ở một nơi chỉ có toàn thơm và khoai mỡ, tiếp chúng tôi cũng chỉ là đặc sản làm từ khoai mỡ nhưng ấm tình người , ăn vào chúng tôi thấy lạ miệng và ngon. Ở thành phố Mỹ Tho, điều kiện vật chất có tương đối hơn nhưng các em lại thiếu may mắn khi phải mang trên mình khuyết tật. Tuy thế, các em vẫn vươn lên , vẫn hòa nhập trong cộng đồng với khả năng của mỗi bản thân cho phép. Những chiếc lồng đèn, những cái bánh trung thu, những quyển tập,...... được chúng tôi phát cho các em như muốn nói lên rằng cả xã hội cùng quan tâm đến hoàn cảnh của các em, cùng chia sẻ nổi vất vả, khó khăn các em đang phải gánh chịu. Xin mọi người cùng chung tay góp sức, giúp các em có một " Mùa Trăng yêu thương" có nhiều niềm vui.








Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

CÁC THỤ TẠO HẦU CẬN CHÚA


CÁC TỔNG LÃNH THIÊN THẦN MICAEN, GÁPRIEN, RAPHAEN
Ga 1, 47-51

    Đức Giê-su nói: " Thật tôi bảo thật các anh, các anh sẽ thấy trời rộng mở, và các Thiên Thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống trên con người." (Ga 1,51)

Một phút suy gẫm

       Con người thời nay thích coi Thiên Thần như sản phẩm của trí tưởng tượng. Theo giáo lý, Thiên Thần là thụ tạo thiêng liêng được tạo dựng để chuyên lo phụng thờ Thiên Chúa, được sai đi để trợ giúp con người đạt được ơn cứu độ. Và vì hầu cận Chúa trong triều đình Thiên quốc, các Ngài phản ánh phần nào vinh quang của Thiên Chúa. Trong Phúc Âm, nhiều lần Chúa Giê-su khẳng định sự hiện hữu thực sự của các Thiên Thần gắn liền với chức vụ phụng thờ Thiên Chúa: "Các Thiên Thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống trên con Người." Và đặt biệt ba vị tổng lãnh  Thiên Thần được tôn kính với danh xưng gắn liền với sứ mạng đặt biệt của các Ngài: - MICAEL: "Ai bằng Thiên Chúa" (Đn 10,13-21), là Đấng bảo trợ đặt biệt cho Hội Thánh. - GABRIEL: "Anh hùng của Thiên Chúa" (Đn 8, 16), vị sứ giả được Thiên Chúa sai đến truyền tin cho Đức Trinh Nữ Maria. - RAPHAEL: 'Thiên Chúa chữa lành" (Tb 3,17), vị lương y đã giữ gìn và cứu chữa cho hai cha con Tobia.

  Hướng về các Thiên Thần, noi gương các Ngài: tin yêu, trông cậy, phụng thờ Thiên Chúa để nhờ đó chúng ta biết:

  • Quy hướng mọi sự về Chúa.
  • Thuộc về Chúa trong mọi sự.
  • Biết gắn bó với Chúa trong mọi nơi mọi lúc.
      Mỗi chúng ta có một ThiênThần bản mệnh đồng hành gìn giữ chúng ta trong suốt cuộc sống của mình. Chúng ta hãy nghe theo sự hướng dẫn của Ngài.
      Lạy các tổng lãnh Thiên Thần, chúng con nguyện vâng nghe lời các Đấng. Xin các Đấng giúp chúng con biết làm lành lánh dữ.

Lạy Chúa Cha trên trời,

Qua Con Một của Ngài là Chúa Giêsu, Cha đã chỉ đường cho chúng con bước vào Nước Trời như chính Cha đã mạc khải cho các tổ phụ và các tông đồ. Xin Cha cũng tỏ lộ Cha cho tất cả chúng con để chúng con biết làm sáng Danh Cha qua cuộc sống chứng tá hằng ngày. Xin cho chúng con luôn tìm thấy niềm hân hoan trong sự hiện diện của Cha để tận hưởng niềm hạnh phúc và sự sống muôn đời nơi Nước Trời.

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

ĐẤNG KI-TÔ CON THIÊN CHÚA

     "'Họ bảo Thầy là ông Gioan Tẩy Gỉa, nhưng có kẻ thì bảo là ông Elia, kẻ khác lại cho là một trong các ngôn sứ thời xưa đã sống lại." (LC 9,19)

Một phút suy gẫm

        Người Do Thái có khâm  phục Chúa Giê-su thì cũng chỉ coi Ngài là một ngôn sứ nào đó, cao lắm thì ngang tầm Gioan Tẩy Gỉa hay Êlia là cùng. Nói chung Ngài có được coi như một bậc vĩ nhân thì cũng chỉ là một con người; còn việc nhìn nhận Ngài là Thiên Chúa, đối với họ là một điều phạm thánh. Ngay cả Phero khi tuyên xưng " Thầy là Đấng Ki-tô của Thiên Chúa" thì cũng còn vương vấn hình ảnh một Đấng Cứu Thế theo kiểu thế tục. Chúa Giê-su phải bổ sung ngay lập tức bằng cách thêm vào quan niệm ấy hình ảnh thập giá; " Con Người sẽ phải chịu đau khổ nhiều,... bị giết chết và ngày thứ ba sẽ trổi dậy." Vì thế, lời của viên đại đội trưởng lúc ở dưới chân thập giá Chúa Ki-tô mới là lời tuyên xưng xác thực và đầy đủ: "Qủa thật ông này là con Thiên Chúa" (Mt 27.54)
         Thời buổi kinh tế thị trường ngày nay dễ làm cho chúng ta mất đi niềm tin vào con Thiên Chúa. Chính vì thế lời tuyên xưng Đức Ki-tô là con Thiên Chúa vẫn luôn cần thiết cho chúng ta hôm nay. Thế nhưng lời tuyên xưng ấy đòi buộc chúng ta cần sống và thực hành niềm xác tín trong việc trung thành với niềm tin đã tuyên xưng.
        Hằng ngày, chung quanh con với biết bao sự việc xảy ra. Trước mỗi công việc, chúng ta cần làm một cử chỉ như dấu Thánh Gía, lời nguyện tắt để làm việc đó với tinh thần đức tin.
       Lạy Chúa Giê-su, trước bao cám dỗ của trào lưu thế tục trong xã hội hôm nay, xin cho chúng con luôn vững vàng tin tưởng vào Chúa và tuyên xưng niềm tin ấy bằng một cuộc sống trung thành theo giáo huấn Chúa truyền dạy.


NGÀY 28-09 THÁNH VENCESLANÔ - TỬ ĐẠO (907 - 935)

       Thánh Venceslao cai trị Bôhêmia vào thời mà miền này mới chỉ có một phần theo Kitô giáo. Cha Ngài, ông Vratilar, là người khôn ngoan dũng cảm lương thiện, một Kitô hữu nhân đức nhưng bà Drahomira mẹ Ngài lại ngả theo lương dân. Em Ngài là Boleslao. Ludmila, bà nội của hai con trẻ, thấy rõ sự nguy hiểm cho cháu nên đã lo giáo dục Venceslao. Còn thánh Venceslao, con người có nhiều đức tính đáng phục đã đáp ứng hoàn toàn sự lo lắng của bà nội. Từ đó Ngài đã có lòng mộ mến các nhân đức, siêng năng tìm hiểu lẽ đạo để sống thành một Kitô hữu chân chính.

       Venceslaus sau khi thành hôn sinh được một con trai, thế là có người nối ngôi vua sau này. Nhưng Boleslaus là em là người ham danh vọng lại mất hi vọng chiếm ngai vàng. Do đó hắn nổi khùng, ghen tức và lập mưu giết vua anh.

 Ngày 26 tháng 9, lễ kính 2 thánh Cosma và Damianô, Boleslaus giả vờ nhân nghĩa, mời vua anh đến dinh quận công của ông ta dự tiệc mừng 2 thánh vào tối hôm trước. Sáng hôm sau, đang lúc vua Venceslaus ra nhà thờ dự lễ, Boleslaus đi bên cạnh quật anh ngã xuống, tính giết anh, nhưng Venceslaus đứng dậy chạy được. Lập tức tên lính hầu cận của Boleslaus phóng lao giết vua Venceslaus. Trong hơi thở thều thào, vua noi gương Chúa Kitô trên thập giá cầu xin Chúa tha tội cho em.

         Vua Vinceslaus được coi như thánh tử đạo


Ngày 28-9: Thánh Venceslaô. Thánh Laurensô Ruiz và các bạn, tử đạo

Ngày lễ hôm nay dành để tôn kính một nam giáo dân gốc người Philippin. ThánhLaurensô Ruiz và 15 người bạn đã tử vì đạo để minh chứng đức tin tại Nagasaki, Nhật Bản, vào năm 1637. Sinh tại thành phố Manila, Laurensô lập gia đình và có ba người con. Ngài gia nhập với một nhóm người gồm 9 linh mục thuộc dòng Đa Minh, 2 tu sĩ và 4 giáo dân tình nguyện tới Nhật Bản rao giảng Tin mừng. Tất cả cùng liên kết với dòng Đa Minh và tất cả cùng thà hy sinh mạng sống hơn là chối bỏ niềm tin vào Đức Giêsu. Các ngài là những người nam, người nữ có quốc tịch khác nhau: Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Nhật Bản và Philippin. Các ngài quả thật là hình ảnh nhắc nhớ chúng ta: Giáo hội của Chúa Kitô đã lan rộng ra khắp hoàn cầ thánh tử đạo này đã chịu đau khổ nhiều trước lúc qua đời, nhưng các ngài vẫn một lòng giữ vững đức tin Công giáo. Người ta ghi nhận rằng thánh Laurensô Ruiz đã nói với các vị quan tòa xử ngài rằng: “Nếu tôi có 1000 mạng sống để dâng cho Đức Kitô, thì tôi sẽ vui mừng dâng từng mạng sống của tôi cho Người!”

















       Ngày 18 tháng Mười năm 1987, đức thánh cha Gioan Phaolô II đã tôn phong nhóm các anh hùng này lên bậc hiển thánh.
       Chúng ta hãy nài xin thánh Laurensô Ruiz và các Bạn tử đạo thôi thúc các Kitô hữu hôm nay biết trở nên những môn đệ nhiệt thành và quảng đại của Đức Chúa Giêsu. Càng học biết về đức tin bao nhiêu, chúng ta càng yêu mến và chia sẻ với tha nhân bấy nhiêu.

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

VÂNG NGHE TIẾNG LƯƠNG TÂM

        Vua Hê-rô-đê nói:" Ông Gioan, chính ta đã chém đầu rồi! Vậy thì ông này là ai mà ta nghe đồn những chuyện như thế?" Rồi vua tìm cách gặp Đức Giê-su. (Lc 9,9)

Một phút suy gẫm

       Nghe biết những phép lạ Chúa Giê-su đã làm, Hê-rô-đê không khỏi phân vân. Phải chăng ông bị cắn rứt vì tòa án lương tâm nơi ông vẫn tiếp tục lên tiếng? Thật vậy, khi phạm tội tày trời là cướp vợ anh mình, bị Gioan cảnh báo, "nhà vua rất phân vân nhưng lại cứ thích nghe" (Mc 6,20). Đã thế ông không còn hối cải mà lại càng lún sâu vào tội lỗi: trong một phút cao hứng lỡ lời ông hứa càn với con gái Hê-rô-đi-a, và vì sĩ diện ông đã truyền chém đầu Gioan Tẩy Gỉa. Phải chăng lương tâm không ngừng cắn rứt ông vì những tội ác đó nên ông lại phân vân và tìm cách gặp Chúa Giê-su? Thế nhưng sự hối hận của nhà vua chỉ là một thoáng phù du. Ông tìm gặp Chúa Giê-su chỉ để kiểm tra xem con người làm nhiều phép lạ đó có phải là Gioan hiện về đòi nợ máu ông hay không, Chúa Giê-su trong cuộc khổ nạn bị điệu tới trước mặt ông nhưng Ngài chỉ im lặng (Lc 23.8-9)
       Một nhà thơ đã viết rằng: " Nếu bạn tự thấy tâm an, ở đâu cũng thất như đang ở nhà." Tội lỗi làm cho người ta bất an, họ nơm nớp lo sợ bị phát hiện, trả thù...Một tâm hồn bình an là một tâm hồn sạch tội, sống hòa hợp với thiên nhiên và mọi người.


Kiểm nghiệm bản thân

       Trong cuộc sống ngày nay, chúng ta đôi khi cũng đang mang dáng dấp hình ảnh của Hêrôđê,1276258651_nv.jpg vô tình chúng ta là những thành viên góp phần tạo thành một đoàn những người hiếu kỳ mỗi khi nghe đồn nơi này kia có sự lạ. Liệu mỗi khi chúng ta đến những nơi đó có phải để minh chứng niềm tin của chúng ta chăng? Hay cũng chỉ vì tính hiếu kỳ đến đấy để xem, để biết … Rồi vô tình, khi về nhà cũng rơi vào tâm trạng qua lời phỏng đoán. Câu chuyện thật chỉ là một, qua nhiều lời thêu dệt kể lại cho nhau nghe, câu chuyện thật là một bây giờ được thêu dệt thêm thành chín, thành mười; biến chân lý huấn giáo đạo Chúa thành đề tài dài viễn vông …      Trong tâm tình là những Kitô hữu của Chúa, chúng ta hãy thành tâm đến với Chúa trong tâm tình kính tôn Chúa là chủ thể trong cuộc đời chúng ta, là Đấng mà chúng ta tôn thờ. Mỗi ngày chúng ta phải biết nguyện xin Chúa gìn giữ và chúc lành cho một ngày sống; đến khi màn đêm buông xuống hãy biết cám ơn Chúa qua những hồng ân Chúa đã ban cho chúng ta trong suốt một ngày qua, xin Chúa gìn giữ cho chúng ta được một đêm nghỉ an lành, để xin Chúa tiếp tục gìn giữ cho chúng ta ngày mai sẽ sống một ngày mới đẹp lòng Chúa hơn. Đó là điều chúng ta sẽ kiểm nghiệm được Chúa đang thi ân và giáng phúc trong cuộc đời mỗi người chúng ta.

Cầu nguyện

       Lạy Chúa xin cho chúng con biết tìm gặp Chúa trong tâm tình tin yêu kính thờ Chúa thật sự, để chúng con biết thể hiện niềm tin vào Chúa cách tuyệt đối trong cuộc sống, cho chúng con mỗi khi tham dự thánh lễ biết say mê đón nhận những Lời của Chúa và hiệp thông trong Bí tích Thánh Thể, là nguồn nuôi dưỡng phần linh hồn chúng con. Xin Chúa cũng giữ gìn chúng con luôn trung thành trong mọi điều chúng con đã đoan hứa với Chúa khi chúng con lãnh nhận Bí tích Rửa Tội là tin nhận Chúa Cha, và Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Amen

  Thánh Vinh Sơn Ðệ Phaolô, Linh Mục Lập Dòng (1581-1660)

       Vinh Sơn đệ Phaolô sinh tại Puoy miền Aquitaine khoảng năm 1581. Ngay từ nhỏ, ngài đã tỏ ra có một lòng bác ái cao cả đối với người nghèo khó. Ngài chịu chức linh mục năm 1600. Ít lâu sau, ngài lọt vào tay người Thổ Nhĩ Kỳ và bị giam giữ tại Phi Châu nhưng được cứu ra và trở về Pháp. Ngài nhiệt thành với các linh hồn và được nhiều người tín nhiệm. Khoảng năm 40 tuổi, ngài làm Bề Trên dòng Thăm Viếng và chu toàn bổn phận với sự khôn ngoan phi thường.
        Mặc dù đã cao niên, ngài vẫn không ngừng rao giảng Tin Mừng cho người nghèo, nhất là cho kẻ quê mùa. Vì thế ngài được mệnh danh là vị tông đồ của giới lao động. Năm 1633, ngài lập hội các linh mục triều để tiếp tục các công việc của ngài. Ngài cố lập nhiều tu hội khác nhằm an ủi kẻ đau khổ và giáo dục các thiếu nữ. Vì quá tận tụy trong chức vụ và vì tuổi già sức yếu, ngài đã an nghỉ trong Chúa năm 1660.

    Do những phép lạ ngài làm, năm 1738, Ðức Giáo Hoàng Clêmentê XII đã nâng ngài lên bậc Hiển Thánh và Ðức Lêô XIII đã tôn ngài làm bổn mạng các hội từ thiện Công Giáo.

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

" BÀI SAI" NGUYÊN THỦY

    "Người sai các ông đi rao giảng Nước Thiên Chúa và chữa bệnh nhân." (Lc 9,2)

Một phút suy gẫm

       "Bài sai", một từ cổ  "nhà đạo" nghe thật lạ tai ngay cả với các " bổn đạo " nhưng lại nói lên thật đúng ý nghĩa của sứ vụ lệnh mà Chúa Giê-su trao cho

các Tông đồ. Bài sai đó là
  • Ra đi tay không.
  • Sẵn sàng đón nhận mọi cảnh sống
  • Sứ mạng chính: rao giảng Tin Mừng và chữa lành.
         Những yêu cầu đó xem ra cũng dễ chấp nhận trừ yêu cầu đầu tiên. Đã hẳn chúng ta không thể: "đừng mang gì đi đường, đừng có hai áo..." theo nghĩa đen; chính Chúa Giê-su cũng đã mang hai áo trong cuộc khổ nạn của Ngài (Ga 19,23-24), và Ngài cũng có một người quản lý tài sản, số tài sản tuy không nhiều nhưng cũng đủ làm phúc bố thí cho người nghèo (Ga 13,29). Những lời ấy nhấn mạnh đến tinh thần khó nghèo và phó thác. Chúa sẽ liệu một khi Ngài có ý sai đi. Ngài thấu hiểu tính lo xa của từng vị. Nhưng Ngài không thay đổi lệnh ban ví Ngài sẽ đi cùng họ trong các hoạt động Tông đồ.
           Là tín hữu hay là linh mục, tu sĩ, mỗi người chúng ta đều nhận " bài sai" của chính mình. Chúng ta phản ứng ra sao khi đọc lại " bài sai " này ngày hôm nay? Chỉ khi biết áp dụng tinh thần của bài sai nguyên thủy này, hoạt động tông đồ của chúng ta mới có tính thuyết phục.
Bắng lòng vô điều kiện với " bài sai" của Chúa qua Đấng bản quyền không dễ chút nào; nhưng coi đó là ý Chúa ta sẽ tìm được niềm vui và hoa trái thiêng liêng đích thực.
       Lạy Chúa Giê-su, xin cho chúng con biết sống tinh thần của người môn đệ đích thực của Chúa, để Chúa được mọi người nhận biết và tin yêu.
Lạy Chúa,
Xin thương ban cho chúng con quyền năng của Chúa để chúng con được canh tân và dấn thân nhiều hơn nữa, để chu toàn tốt hơn sứ mệnh Chúa đã trao phó cho trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Xin Chúa hãy thương hiện diện với chúng con và cùng hoạt động với chúng con luôn mãi.


Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012

NIỀM VUI LÀM THEO LỜI CHÚA


      "Mẹ và anh em tôi, chính là những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành." (Lc 8,21)

Một phút suy gẫm

       Ta vẫn thường trăn trở: làm sao tìm được niềm vui trong cuộc sống? Làm cách nào để mỗi ngày ta có thể chọn được một niềm vui? Đối với người Ki-tô hữu, cách tốt nhất để có được niềm vui, hạnh phúc mỗi ngày và bền lâu là làm theo Thánh ý Chúa. Tại sao thế? - Thưa, Đức Giê-su đã diễn tả Nước Trời như tiệc cưới vui vẻ. Nước Trời ấy được định nghĩa cách ngắn gọn là xã hội trên trần thế nơi ý Chúa được thực hiện trọn vẹn như ở trên trời. Đức Giê-su là mẫu người hoàn hảo đã làm cho ý Chúa và ý mình nên một. Vì vậy ai chú tâm lắng nghe, suy gẫm và thực hành Lời Đức Giê-su thì trở nên những người em thân thiết với Ngài, là con cái Cha trên trời, là công dân của Nước Trời vui tươi.
      " Cách tốt nhất để làm chúng ta vui lên là làm cho người khác vui lên" (Nhà văn M. Twain). Khi làm Thiên Chúa hài lòng qua việc thực thi Lời Ngài, chúng ta có niềm vui, một niềm vui sâu xa, bền vững. Những hy sinh do việc chúng ta dẹp bỏ ý riêng để làm theo ý Chúa sẽ được Thiên Chúa bù đắp bằng những niềm vui mà chúng ta không ngờ. Chúng ta còn chần chờ gì nữa, hãy bắt đầu lắng nghe và thực hành Lời Chúa.
Bản thân chúng tôi là những thành viên truyền thông, mỗi ngày chúng tôi chăm chú đọc Lời Chúa, suy niệm và tìm cách áp dụng Lời Hằng Sống ấy  vào cuộc sống hằng ngày nơi công sở chúng tôi làm việc.
        Lạy Chúa Giê-su, cảm tạ Chúa đã thương cho chúng con trở nên những người em thân thiết trong gia đình Thiên Chúa. Xin giúp chúng con tìm được niềm vui đích thật hằng ngày qua việc siêng năng đọc, lắng nghe, suy niệm và sống Lời Chúa. 

       Chúa quý mến những người nghe và giữ Lời Chúa. Chúa đã đặt gia đình thiêng liêng cao hơn những liên hệ máu huyết, cao hơn những ràng buộc gia đình. Trong ánh sáng của Chúa, con hiểu được rằng Chúa không bao giờ coi thường Đức Mẹ. Nhưng trái lại, Chúa yêu mến Đức Mẹ không những vì Mẹ đã sinh ra Chúa, nhưng nhất là vì Mẹ đã lắng nghe và thực hành Lời Chúa. Con muốn bắt chước Đức mẹ để trở nên người môn đệ được Chúa yêu mến.

       Lạy Chúa Giêsu, Chúa nhìn thấy tâm tư sâu kín của lòng con. Rất nhiều lúc con cảm thấy nghe và thực hành Lời Chúa như một gánh nặng, như một việc khổ sở, và con đã tránh né hoặc làm một cách miễn cưỡng. Nhưng hôm nay, Chúa mặc khải cho con thấy: khi con nghe Lời Thiên Chúa và đem ra thực hành, con được nhập vào gia đình thiêng liêng với Chúa. Cho dù khi ấy con có phải hi sinh, nhưng trước hết đó là niềm vinh dự và hạnh phúc của con. Con cảm tạ Chúa vì Chúa đã nâng con lên, cho con trở thành người nhà của Chúa.

       Lạy Chúa, xin Chúa giúp con coi trọng Chúa hơn tình cảm gia đình. Xin đừng để con vì bênh cha mẹ hoặc bênh con cái, mà quên cả công bằng, quên cả lương tri và lẽ phải, hay vì danh dự gia đình mà không dám nhìn nhận sự thật. Xin đừng để con chỉ vì tình bạn hữu anh em  mà bỏ cả dự lễ, cầu nguyện. Con cũng xin Chúa đừng để bậc cha mẹ chỉ vì muốn giữ con cái làm việc hoặc nối dõi tông đường, mà không cho con cái hiến thân làm tông đồ cho Chúa.

Xin Chúa giúp con hết lòng tin kính mến yêu Chúa. Xin Chúa nhậm lời chúng con. Amen.

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012

LÀ ÁNH SÁNG SOI CHIẾU

        "Chẳng có ai đốt đèn, rồi lấy hũ che hay đặt dưới gầm giường, nhưng đặt trên đế..." (Lc 8,16)

. Một phút suy gẫm

        "Anh hùng là người khơi lên ngọn lửa lớn trong thế giới, đốt lên những ngọn lửa cháy sáng trên nẻo đường tối tăm của cuộc đời cho con người. Thánh nhân là người đi qua những con đường đen tối của thế giới, chính Ngài lá ánh sáng" (F. Adler). Không phải mọi Ki tô hữu đều có thể trở thành anh hùng, nhưng mọi Ki tô hữu có bổn phận trở thành thánh nhân. Cuộc sông của người Ki tô hữu tự nó là ánh sáng. Khi ta sống tinh thần Tám Mối Phúc Thật, nỗ lực thực hiện Lời Chúa ta đã nghe và suy gẫm, cuộc đời ta trở nên ánh sáng, thứ ánh sáng có sức chiếu tỏa cho người chung quanh. Khi ta cố gắng thực thi điều răn Mến Chúa Yêu Người, ánh sáng sẽ bừng lên nơi ta.
        "Cái gì phát tỏa ánh sáng đều phải chịu cháy đi" (V. Frankl). Cái phải chịu đốt cháy là những đam mê  vô độ, tính cầu an tiêu cực, khuynh hướng tìm an toàn, an nhàn cho bản thân đặt biệt sợ sự khác biệt với đa số chung quanh. Nhiều môn đệ Chúa Giê-su không dám sống đúng niềm tin của mình vì sợ lời xì xầm, cười chê của người lân cận. Lời Chúa hôm nay là nguồn sức mạnh để chúng ta thêm can đảm là ánh sáng.Vượt lên sự sợ hãi với dư luận cũng như sự mất an toàn của bản thân, chúng ta mạnh dạn sống các giá trị Tin Mừng theo Tám Mối Phúc Thật: khó nghèo, quảng đại, trong sạch, xót thương người, xây dựng hòa bình....
       Lạy Chúa Giê-su, cảm tạ Chúa đã tin tưởng kêu mời chúng con trở thành ánh sáng cho con người. Xin cho chúng con mạnh dạn thực hành Lời Chúa mỗi ngày, nhờ vậy, chúng con thực sự là ánh sáng cho người lân cận.
        Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
     Chúa là ánh sáng trần gian. Chúa đã mang đến cho nhân loại chúng con ánh sáng của chân lý, của tin yêu và hy vọng. Ánh sáng của Chúa dẫn dắt chúng con ra khỏi tăm tối của đam mê tội lỗi. Ánh sáng của Chúa sưởi ấm tình người cho nhân loại chúng con.  Xin cho chúng con biết tiếp nhận ánh sáng của Chúa để bóng tối sự xấu không còn che mờ hình ảnh Chúa nơi chúng con. Xin cho chúng con cũng trờ thành ánh sáng cho trần gian hôm nay.
       Nhưng Chúa ơi! cuộc đời chung quanh sao có quá nhiều bóng tối! Bóng tối của bất công, hận thù. Bóng tối của đam mê truỵ lạc. Bóng tối của ghen ghét, chia ly. Bóng tối làm cho tình người bị ngăn cách. Bóng tối làm cho con người mê muội và sai lầm, dẫn đến biết bao tội lỗi làm mất đi vẻ đẹp của phẩm giá làm người. Xin Chúa giúp chúng con đừng nuôi dưỡng sự xấu của hận thù, của mánh mung, của lừa đảo. Xin giải cứu chúng con khỏi bóng tối của tâm hồn còn đầy những tư tưởng thiếu trong sạch, những đam mê lầm lạc. Xin cho chúng con bước đi trong ánh sáng của Chúa để chúng con tìm được sư bình an tâm hồn, và nhìn thấy vẻ đẹp của hình ảnh Chúa nơi tha nhân.
        Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn là ánh sáng đem lại tin yêu cho đời, và thắp sáng tình yêu cho nhân thế hôm nay. Xin Chúa nhậm lời chúng con .Amen.
 


Lạy Chúa Giêsu
tạ ơn Chúa đã cho 

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012

NHƯ THẾ LÀ ĐÓN TIẾP CHÚA

       "Ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy; và ai tiếp đón Thầy, thì không phải là tiếp đón Thầy, nhưng là tiếp đón Đấng đã sai Thầy." (Mc 9,37)

MỘT PHÚT SUY GẪM

        Đón tiếp một đứa bé là đón tiếp một con người chẳng có gì để trả công, chẳng có gì để bị lợi dụng. Đón tiếp một đứa bé như thế là đón tiếp cách vô vị lợi, đón tiếp một con người chỉ vì yêu thương. Em bé tiêu biểu cho những người đang thiếu thốn, cần sự quảng đại giúp đỡ của ta mà ta chẳng thu lợi được gì! Em bé cũng tượng trưng cho những kẻ tầm thường, chẳng có chút địa vị, dang giá hay ngoại hình nổi bật gì trước mặt người đời. Chúa Giê-su đã đống hóa Ngài với những em bé như thế, để ai đón tiếp, kết thân với những loại người như vậy là đón tiếp, kết thân với chính Ngài và đón tiếp Đấng đã sai Ngài là chính Thiên Chúa Cha.
       Chúa mời gọi con người đón tiếp nhau với tinh thần vô vị lợi. Đừng vì cái gì khác ngoài tình thương trong các hành vi dánh cho tha nhân. Cho dù họ không có gì để đền đáp, cũng chẳng có gì để trả lại, thì Chúa vẫn luôn ở nơi họ, và Ngài sẽ trả lại cho ta gấp ngàn lần những gì ta đã làm cho Ngài.
Chúng ta hãy tập nhìn hình ảnh của Chúa nơi những con người bé nhỏ nhất, hèn kém nhất chung quanh chúng ta. Và chúng ta đã đón tiếp hay đối xử như thế nào với họ. Thật ra thì khó lòng lắm, người thật, người giả lẫn lộn. Nhiều lúc chúng ta cũng muốn làm một việc bác ái nào đó nhưng chúng ta còn đắn đo, còn hoài nghi.
      Lạy Chúa Giê-su, Chúa đã đồng hóa mình với những con người nghèo hèn bé nhỏ nhất, với mọi người xung quanh của chúng con. Xin giúp chúng con đón tiếp và phục vụ họ tận tình như cho chính Chúa trong đời sống thường nhật của chúng con.
      Lạy Chúa, xin ban cho chúng con ánh sáng đức tin để nhận ra Chúa hôm nay và hàng ngày, nơi khuôn mặt khốn khổ của tất cả những người bị thử thách: những kẻ đói, không chỉ vì thiếu của ăn, nhưng vì thiếu Lời Chúa; những kẻ khát, không chỉ vì thiếu nước, nhưng còn vì thiếu bình an, sự thật, công bằng và tình thương; những kẻ vô gia cư, không chỉ tìm kiếm một mái nhà, nhưng còn tìm một con tim hiểu biết, yêu thương; những kẻ bệnh hoạn và hấp hối, không chỉ trong thân xác, nhưng còn trong tinh thần nữa, bằng cách thực thi lời hy vọng này: "Điều mà ngươi làm cho người bé mọn nhất trong anh em là làm cho chính Ta".
      


Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

CHO LỜI TRĨU HẠT

      "Hạt giống là Lời Thiên Chúa." ( Lc 8,11)

Một phút suy gẫm

        Người gieo giống trong dụ ngôn thật là hào phóng khi gieo vãi hạt giống trên bất kỳ mảnh đất nào. Kết quả những hạt giống ấy mang lại tùy thuộc mảnh đất mà chúng rơi vào: có hạt bị chim trời ăn khi chưa kịp mọc; có hạt mọc được nhưng rồi lại bị héo khô vì rơi trên đá hay bị gai góc làm cho chết nghẹt; có hạt sinh gấp trăm nhờ rơi vào đất tốt. Chúa giải thích dụ ngôn này trong tương quan với việc đón nhận Lời Chúa. Tùy vào mảnh đất tâm hồn mỗi người mà hạt giống Lời Chúa có trổ sinh bông hạt được không, và trổ sinh nhiều hay ít nữa.

        Dụ ngôn này nói lên tầm quan trọng của mỗi người trong việc lắng nghe, suy niệm, và làm theo Lời Chúa. Chúng ta hãy xem xét lại thái độ của chúng ta mỗi khi tiếp cận với Lời Chúa: phải chăng lòng chúng ta luôn là vệ đường, sỏi đá, gai góc khiến cho Lời Chúa khi được gieo vãi vào tâm hồn chúng ta đã sớm chết yểu, không có đất sống.

        Đã đến lúc chúng ta phải sửa đổi cung cách đón nghe và thực hành Lời Chúa, nếu quả thật chúng ta muốn cho hạt giống Lời Chúa gieo vào tâm hồn gặp được mảnh tốt để trổ sinh hoa trái.

       Chúng ta sẽ thực hiện mong đợi của Chúa sau đây: " Như mưa tuyết từ trời rơi xuống và không trở lên trời nữa, nhưng thấm xuống đất, làm cho đất phì nhiêu.... cũng thế, lời từ miệng Ta phán ra sẽ không trở lại với Ta mà không sinh quả" (Is 55,10-11).
     Lạy Chúa, xin cho Lời Chúa biến đổi chúng con thật sự. Xin giúp chúng con noi gương Mẹ Maria, cưu mang Lời trong tâm hồn, đặt Lời trước mắt, và thực hành Lời trên tay chúng con. Xin Chúa nhậm lời chúng con .Amen.

       Lạy Chúa, Lời Chúa là lời ban sự sống, xin giúp chúng con biết cúi xuống nhặt những hạt giống Tin mừng bên vệ đường để đặt vào trong cuộc sống hằng ngày của mình, và biết quăng đi những sỏi đá, là những dịp tội gây cớ vấp phạm cho tha nhân, đồng thời luôn can đảm nhổ đi những gai góc là những đam mê bất chính, là nguyên do đưa đến sự tha hóa con người. Xin cho con biết noi gương Mẹ Maria luôn biết lắng nghe và thực hành Lời Chúa trong cuộc sống hằng ngày của chúng con. Amen



Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012

MÓN QUÀ CỦA LÒNG NHÂN

        "Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế...Ta đến để kêu gọi người tội lỗi." ( Mt 9,13)

Một phút suy gẫm

       "Ta đến để kêu gọi người tội lỗi" vì Ta có lòng nhân từ. Thành quả của lòng nhân từ ấy chính là kêu gọi Lê- vi, người thu thuế , người bị coi là tội lỗi trở thành Tông đồ Mat- thêu của Chúa. Hơn thế nữa, thánh nhân còn được chọn để viết sách Tin Mừng thứ nhất. Hơn cả sự mong đợi của chính Ngài, và làm cho những người đầu óc kỳ thị, phê phán phải sững sờ. Nếu sự gian ác làm ta phải kinh ngạc, thì lòng thương xót cũng có tác động không kém. Lòng thương đó được biểu lộ qua sự tha thứ, yêu thương, chọn gọi, tin tưởng giao phó những sứ mạng cao cả. Chúa làm điều này vì Ngài biết rõ điều mình làm và có khả năng xuyên thấu tâm hồn những người Ngài chọn lựa và hoán cải.
        Đây là một kết quả có hậu của điều Chúa đã nói: Không có gì Thiên Chúa không làm được! Kết quả đó lắm khi làm ta không dám tin vào mắt mình. Nhưng thực sự đã xảy ra.
Đả có lần chúng ta không chịu tin vào sự đổi đời của người mình quen biết, người này trước đây  " thật không ra gì" dưới cái nhìn của chúng ta không? Nếu có, chúng ta phải nghĩ thế nào về sức mạnh của ơn Chúa?
        Lòng nhân từ có sức hoán cải con người. chúng ta hãy bao dung trong cách phán đoán, hãy biết thương xót như mình muốn được Chúa và anh chị em xót thương.
        Lạy Chúa Giê-su, ngày nay Chúa vẫn tiếp tục thực hiện những hành động vì lòng nhân từ của Chúa khi ban cho tội nhân ơn hoán cải. Xin cho con cảm nghiệm được lòng nhân từ ấy, để con không ngạc nhiên và khó chịu vì ai đó đã được đổi đời. Amen.

THÁNH MÁT-THÊU ,TÔNG ĐỒ, Thánh sử,  tác giả sách Tin Mừng


        Thánh Mát-thêu, người thu thuế, đã được Đức Giêsu kêu gọi đi theo Ngài khi thánh nhân đang ngồi tại bàn thu thuế. Theo nhiều văn kiện lịch sử để lại thì thánh Mát-thêu đã giảng cho người Do Thái 15 năm sau ngày Chúa lên trời, rồi người đi rao giảng cho xứ Ethiopie, Ba Tư, Parthes và sau cùng người đã được lãnh phúc tử đạo vào năm 60 sau công nguyên tại Tarium thuộc xứ Ethiopi. Thánh Mát-thêu có biệt danh là người ý chí và thường được coi như là thánh quan thầy của những nhà trí thức Công Giáo.Lạy Chúa Giêsu! Qua sự từ bỏ vì tình yêu, Chúa đã giúp Ngài trở thành tông đồ của Chúa.
       Nhờ lời chuyển cầu của Thánh Nhân, xin Chúa giúp chúng con có được tình yêu như Thánh Nhân trong đời sống. Xin cho chúng con biết từ bỏ danh vọng, tiền bạc, quyền hành… và mọi thứ khác trên con đường theo Chúa, để con chỉ quan tâm sống và loan truyền Tin mừng của Chúa cho anh chị em chưa nhận biết Chúa. Xin Chúa nhậm lời chúng con .Amen.

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012

YÊU NHIỀU ĐƯỢC THA NHIỀU

       "Vì thế, tôi nói cho ông hay: tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều. " ( Lc 7,47)

Một phút suy gẫm

       Tòa án của loài người thường cân lường tội trạng của tội nhân để tìm ra hình phạt cân xứng. Thiên Chúa không áp dụng cán cân như thế với tội lỗi chúng ta. Vì chưng, Ngài có một trái tim vô cùng nhân hậu. Ngài yêu thương và tha thứ  tất cả tội lỗi của chúng ta, chỉ cần ta yêu mến Ngài. Trong bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giê-su hoàn toàn tha thứ cho người phụ nữ tội lỗi nổi tiếng cấp thành phố vì chị yêu mến Chúa nhiều. Tình yêu của chị dành cho Chúa mạnh đến nỗi chị sẵn sàng làm tất cả dù phải " mất mặt " hay " mất của " vì chị hiểu rằng chỉ có lòng sám hối ăn năn trở về với Chúa là nguồn bình an và hạnh phúc đích thực.
        Với tình yêu Chúa chân thành thì một cử chỉ nhỏ mọn cũng trở thành của lễ dâng đẹp lòng Chúa. Vậy, mỗi lần đọc kinh, dâng lễ, hay làm những nghĩa cử chia sẻ cho người khác, hoặc làm những việc khổ chế thân xác để bày tỏ lòng sám hối ăn năn, hay bất cứ một việc nhỏ bé nào, bạn hãy làm vì lòng mến Chúa. Thánh Phaolo nhắc bạn rằng giả như bạn có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xácđể thiêu đốt, mà không có lòng mến thì chẳng ích gì ( x. 1Cr 13,3) 
        Chúng ta cùng thực hiện gẫm thứ ba của Mầu Nhiệm Sáng: " Chúa Giê-su rao giảng Nước Trời  và kêu gọi sám hối. Chúng ta hãy xin cho được tin vào lòng Chúa thương xót và siêng năng lãnh nhận bí tích Giao Hòa."
      Lạy Chúa, Chúa nhân từ và tha thứ cho người biết hối cải ăn năn. Xin soi sáng cho chúng con biết ăn năn hối cải bằng việc nhận ra và đáp lại tình yêu Chúa với tất cả tâm hồn chúng con. Xin Chúa nhậm lời chúng con .A men.


Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

VỊ THA LÀ TRƯỞNG THÀNH


        " Tôi phải ví thế hệ này với ai... Họ giống như lũ trẻ ngồi ngoài chợ." (Lc 7,31,32)

 Một phút suy gẫm

        Đám trẻ ngồi ngoài chợ luôn có lý do để từ chối trò chơi do bên kia đưa ra: chúng tôi không vui nên không thích chơi trò đám cưới; nhưng chúng tôi cũng có buồn đâu mà chơi trò đám tang! Chúng luôn tìm lý lẽ để bắt bẻ đối thủ của mình. Người đương thời với Chúa Giê-su cũng hành xử cách " trẻ con " như vậy: ăn chay khắc khổ cô độc trong hoang địa như Gioan Tẩy Gỉa thì bị họ cho là quỷ ám; sống như Chúa Giê-su dấn thân hòa mình với những người bị gạt bên lề xã hội thì bị gán là tay ăn nhậu, kẻ phóng túng! Tuy nhiên, Chúa Giê-su chỉ họ thấy sự thật không tùy thuộc nơi những chỉ trích, " chụp mũ " cách " trẻ con " của họ, nhưng nơi hiệu quả của việc làm. Gioan Tẩy Gỉa đã thúc đẩy phong trào sám hối nơi Dân Chúa, cũng như Cháu Giê-su đã tạo nên một cung cách tương quan mới mẻ, tốt đẹp với Thiên Chúa và với con người.
       Nếu chỉ suy nghĩ, hành động theo bản năng hoặc theo sự ích kỷ, chai lì, chúng ta có thể rơi vào cung cách  " trẻ con " như người Do Thái trên đây. Để ra khỏi thái độ  " trẻ con ". Chúng ta cần lắng nghe Lời Chúa dạy, biết nghĩ đến người khác thay vì chỉ thu vén cho bản thân cho phe nhóm mình.
      Chúng ta thường có thái độ không hài lòng khi người khác phản đối ý kiến của mình, la mắng con cái khi nóng giận, đó có phải là thái độ " trẻ con " không?. Thay vì tìm mọi lý do để chỉ trích người khác, chúng ta nên luôn tìm cách để nhìn thấy mặt tích cực của họ.
      Lạy Chúa Giê-su, cách cư xử " trẻ con " đã giam hãm, không cho con lớn lên về mặt thiêng liêng. Xin lay động tâm hồn để con mở lòng đón nhận lời cứu độ của Chúa. Amen. Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Thánh Januario, giám mục, tử đạo ( 270 - 305)

        Thánh Januario danh tiếng không chỉ vì cuộc sống hay cái chết của Ngài mà chỉ vì việc máu Ngài được lưu giữ tại Naples tan loãng định kỳ.
        Thánh tích được chứa trong ống nghiệm có hình một chiếc bình và lại được đặt trong một ống kính gắn kín không tiếp xúc với khí trời. Sau khoảng một thời gian thay đổi từ ít phút đến vài giờ, trong khi vị linh mục đảo ngược vài lần bình đựng và cầu nguyện xin Chúa làm phép, thì khối đặc tan loãng ra đổi thành màu đỏ, thỉnh thoảng còn sôi lên và sủi bọt nữa. Rất nhiều người nghi ngờ sự kiện này nhưng không có sự đồng nhất trong việc giải thích. Vấn đề chưa được chứng minh.

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

TÌNH THƯƠNG CỦA CHÚA

      "Một vị ngôn sứ vĩ đại đã xuất hiện giữa chúng ta, và Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người." (Lc 7,16)

Một phút suy gẫm

        Trong bài Tin Mừng hôm qua (Lc 7,1-10) cho thấy phép lạ được thực hiện do lòng tin mạnh mẽ của viên đại đội trưởng vào Đức Giê-su, bài Tin Mừng hôm nay lại nhấn mạnh đến phép lạ được thực hiện do tình thương của Chúa. Trước cảnh bà góa đang đau đớn vì cái chết của đứa con trai duy nhất, " Chúa chạnh lòng thương," cho anh sống lại và " trao anh ta cho bà mẹ."  " Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người" để đem sự sống cho dân mình, không chỉ sự sống lại của thân xác thể lý, nhưng cả sự sống thần thiêng của Thiên Chúa. Sự sống đời đời ấy không phải nơi thế gian bên kia, nhưng đã bắt đầu ngay hôm nay.
      Đề được cứu độ cần phải có lòng tin (Lc 7,1-10), nhưng ơn cứu độ cũng là món quà cho không của Thiên Chúa (Lc 7,11-17). Như Thánh nữ Monica đã dùng lời cầu nguyện và nước mắt để xin Chúa ban cho con trai mình hoán cải, hôm nay bạn cũng được mới gọi dùng lời cầu nguyện và những hy sinh của mình để qua đó, Thiên Chúa thi thố tình thương của Người.
      Lạy Chúa trong hành trình cuộc đời, Chúa luôn mời gọi chúng con tin tưởng và phó thác nơi Chúa. Xin cho chúng con luôn nhận ra tình thương của Chúa qua những biến cố lớn nhỏ trong đời, và góp phần đem tình thương Chúa cho mọi người qua những hy sinh âm thầm của chúng con.
     Xin cùng cất cao lời ngợi ca Thiên Chúa
"Bởi vì Chúa nhân hậu, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương, qua bao thế hệ, vẫn một niềm thành tín" (Tv 99,5)

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

NIỀM TIN ĐI ĐÔI VỚI LÒNG MẾN

       "Nhưng xin Ngài cứ nói một lời, thì đầy tớ của tôi được khỏi bệnh." (Lc 7,7)

    Một phút suy gẫm

       " Đức tin là tin điều ta không thấy, và phần thưởng cho niềm tin này là thấy điều ta tin" ( Thánh Âu-tinh). Các sách Tin Mừng và Công Vụ Tông Đồ luôn nói đến các đại đội trưởng Rô-ma với nhiều thiện cảm. Nơi viên đại đội trưởng này, ngoài đức tính can đảm, khôn ngoan của các đại đội trưởng Rô-ma, ông còn là người yêu thương đầy tớ, đang khi thời ấy đầy tớ bị coi như một đồ vật! Với Đức Giê-su, ông tỏ ra rất khiêm tốn: xin Ngài đừng đến nhà mình vì biết người Do Thái không được phép đến nhà người ngoại giáo. Ông còn chứng tỏ một niềm tin mạnh mẽ: là sĩ quan, ông hiểu rằng mệnh lệnh của ông phải được thi hành ngay tức khắc, huống chi lệnh truyền của Đức Giê-su! Rốt cuộc, ông đã nhìn thấy kết quả điều mình tin: người đầy tớ được chữa lành.
       " Đức tin làm cho mọi sự có thể, còn tình yêu làm mọi sự trở nên dễ dàng." Sở dĩ viên đại đội trưởng Rô-ma ấy hạ mình đến với một thầy ráp pi Do Thái vì ông thương mến người đầy tớ. Sỡ dĩ người đầy tớ được lành bệnh vì chủ của anh có một niềm tin mãnh liệt. Với lòng tin và lòng mến Chúa, mọi sự sẽ trở có thể và dễ dàng với bạn.
       Trong Thánh Lễ mỗi khi đọc: " Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con...". Chúng ta khiêm tốn ý thức sự bất xứng của mình và xác tín quyền năng chữa lành bệnh tật tâm hồn mình của Thánh Thể Chúa.
       Lạy Chúa Giê-su Chúa kinh ngạc trước một người ngoại giáo có niềm tin mãnh liệt, lòng khiêm tốn thẫm sâu, tình yêu thương chân thành.Xin cho chúng con cũng có được những tâm tình như viên đại đội trưởng này mỗi khi chúng con rước Chúa .Amen. Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Thánh Roberto Bellarmino, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh

       Roberto sinh ngày 4/10/1541 tại nước Ý trong một gia đình đạo đức và thánh thiện. Lên 18 tuổi, Ngài xin gia nhập Dòng Tên ở La Mã. Năm 1596, Ngài được Đức Giao Hoàng Clenente IV phong làm Hồng Y. Đóa hoa tươi đẹp, Chúa hái về vào ngày 17/9/1621. Với cuộc đời thánh thiện của Thánh Roberto, nhân loại như nhận ra rằng: chỉ có tình yêu mới làm được mọi sự. Thánh nhân đã làm mọi sự vì tình yêu, vì sáng danh Chúa. Thánh nhân nhắc nhở nhân loại: hãy gắn bó với Chúa, hãy học hỏi nơi Chúa và thi hành nơi Chúa nhân loại mới tìm được sự an bình và hạnh phúc.
      Lạy Thánh Roberto Bellarmino, xin giúp chúng con luôn biết phục vụ mọi người trong yêu thương. 
rTHANRRRRRTHANG





ROOOOOOOOOOOOOOOOOOOOO

RRRRRRRRRRRRRRRR       Rob4/10/1541 tại nước Ý trong một gia đình đạo đức và thánh thiện. Lên 18 tuổi, Ngài xin gia nhập Dòng Tên ở La Mã. Năm 1596, Ngài được Đức Gia phong làm Hồng Y. Đóa hoa tươi đẹp, Chúa hái về vào ngày 17/9/1621. Với cuộc đời thánh thiện của Thánh Roberto, nhân loại như nhận ra rằng: Chỉ có tình yêu mới làm được mọi sự.Thánh nhân đã làm mọi sự vì một tình yêu, vì sáng danh Chúa. Thánh nhân nhắc nhở nhân loại: Hãy gắn bó với Chúa, hãy học hỏi nơi Chúa và thi hành nơi Chúa   nhân loại mới tìm được sự an bình và hạnh phúc.
     Lạy Thánh RobBellarmino xin giúp chúng con luôn biết phục vụ mọi người trong yêu thương.

Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2012

"VỚI CON THẦY LÀ TẤT CẢ"

Chúa Nhật tuần 24 Thường niên năm B


        Đức Giê-su lại hỏi các ông: "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?" (Mc 8,29)

Một phút suy gẫm

        Nhiều nhân vật nổi tiếng đã có nhận định tốt đẹp về Đức Giê-su. Chẳng hạn sử gia người Anh H. Wells thú nhận: "Tôi là một sử gia, chứ không phải là một tín hữu, nhưng tôi phải thú nhận rằng vị giảng thuyết không một xu dính túi từ Na-gia -rét chính là trung tâm của lịch sử, rõ ràng Đức Giê-su là khuôn mặt nổi bật nhất của toàn bộ lịch sử." Nhà văn Nga F.Dostoievsky xác tín:  "Tôi tin rằng không có ai sâu sắc hơn, dễ mến hơn, thông cảm hơn và hoàn hảo hơn Đức Giê-su - không chỉ chẳng có ai như Ngài, nhưng sẽ không bao giờ có ai được như Ngài." Cựu Tổng Bí Thư M. Gorbachev lại cho rằng " Đức Giê-su là con người xã hội chủ nghĩa đầu tiên, người đầu tiên kiếm tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn cho nhân loại."
       Vài nhân vật tiêu biểu trên đây đã trả lời câu hỏi Đức Giê-su là ai đối với họ. Tuy nhiên người quan trọng nhất cần nghiêm chỉnh trả lời câu hỏi này là chính mỗi người chúng ta. Hôm nay, Đức Giê-su đặt câu hỏi mang tính sinh tử này cho chúng ta. Đáp án đúng nhất không có sẵn nơi sách Giao lý hay Kinh Tin Kính, nhưng chính từ sự cảm nghiệm về Ngài từ chính cuộc đời của mỗi người chúng ta.
       Đức Giê-su có phải là Chúa, là Thầy, là Anh Cả, là người bạn thân thiết của mỗi người chúng ta không?
Lạy Chúa Giê-su, chúng con tuyên xưng Chúa là Thiên Chúa tình thương, là bậc Thầy có những Lời đem lại sự sống đời đời, là anh Cả của một đoàn em đông 
đảo trong đại gia đình Thiên Chúa là người bạn thân thiết của chúng con.

Lạy Chúa Giê-su, con Thiên Chúa

Chúa đã làm người như chúng con,

nên Chúa hiểu gánh nặng của phận người.
Cuộc đời đầy cạm bẫy và mời mọc
mà con người lại yếu đuối mỏng manh.
Hạnh phúc thường được trộn bằng nước mắt,
và  giữa ánh sáng cũng có những bóng mờ đe dọa.
Lạy Chúa Giê-su
Xin nâng đỡ con, để con đừng bỏ cuộc.
Xin đồng hành với con, để con không cô đơn.
Xin cho con yêu đời luôn.
Dù đời chẳng luôn đáng yêu.
Xin cho con can đảm
đối diện với những thách đố.
Vì biết rằng cuối cùng chiến thắng
thuộc về người có niềm hy vọng lớn hơn. Amen.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2012

TRUNG TÍN TRONG ĐAU KHỔ

       Đứng gần Thập Gía Đức Giê-su, có Thân Mẫu Người... khi thấy Thân Mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giê-su nói với Thân Mẫu: "Thưa Bà, đây là con của Bà." Rồi Người nói với môn đệ: " Đây là Mẹ của anh." Kể từ đó, người môn đệ rước Bà về nhà mình. ( Ga 19,25-27)

Một phút suy gẫm

       Đức Maria là người được nhắc tới đầu tiên đứng gần Thánh Gía Chúa, hiệp thông với Chúa Giê-su trong của lễ hiến tế. Đời Mẹ gắn liền với mầu nhiệm Chúa Giê-su Con của Mẹ: vất vưởng khi sinh con ở Bê-lem, lao đao trong những ngày lưu lạc sang Ai Cập, sợ hãi âu lo khi trở về Na- Gia -Rét, cùng vất vả với con trong những năm rao giảng, đau khổ tột cùng khi nhìn Con bị chết treo trên Thập Gía. Mẹ đã cộng tác cách đặt biệt vào công trình của Đấng Cứu Thế, nhờ vâng phục, nhờ đức Tin, đức Cậy và đức Aí nồng nhiệt. Bởi vậy trên bình diện ân sủng, Đức Maria thật sự là Mẹ của chúng ta " Này là Mẹ con", " Đây là con Mẹ"... Với những lời cảm động này, Đức Giê-su đã mạc khải cho Đức Maria tuyệt đỉnh của chức làm Mẹ: Mẹ Giáo Hội, Mẹ của các Ki-tô hữu.
       Ứơc chi chúng ta cũng như hết mọi người khám phá ra lời mời gọi, hãy đón nhận Đức Maria làm Mẹ của đời mình và sống trọn vẹn tình hiếu thảo. Trong những lúc gặp khó khăn, đau khổ, chúng ta thường chạy đến cầu khẩn Mẹ. Xin cho chúng con biết noi gương Mẹ trung tín trong đau khổ. Chúng con lần chuỗi Mân Côi hằng ngày để cùng Mẹ sống mầu nhiệm Cứu độ của Chúa Giê-su.
        Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ giúp chúng con thêm lòng Tin, Cậy , Mến để chúng con trung tín với Chúa cho đến cùng, trong ơn gọi làm con Chúa và con Hội Thánh giữa bao thử thách của đời thường hôm nay.
     Lạy Mẹ Maria, chúng con cũng là những người Mẹ như Mẹ, với bao sóng gió của cuộc đời, chúng con đang dõi bước theo từng bước chân của con  mình. Có cháu ngoan ngoãn, gánh nặng nhẹ nhàng. Có cháu ương bướng đôi vai như nặng trĩu và có cháu muốn theo chân Chúa Giê-su nhưng với bao cạm bẫy của cuộc sống đang vây quanh, lối sống xa hoa, hưởng thụ đang lôi kéo các cháu. Xin Mẹ giúp chúng con biết kiên trì, nhẫn nại để cùng bước với các con của mình đi theo con đường mà Chúa mời gọi. Xin Chúa nhậm lời chúng con. Amen. 

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012

VÁC THÁNH GIÁ VỚI NIỀM VUI

       "Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời." (Ga 3,16)

Một phút suy gẫm

       Thánh giá trên nóc nhà thờ, ở giữa gian cung thánh, thánh giá trên bia mộ, trên bàn thờ gia đình, trên đôi tai của phái nữ...Ta làm dấu thánh giá trước mỗi cử hành đạo đức, trước và sau mỗi bữa ăn, cầu thủ làm dấu thánh giá trên sân cỏ...Dù ở đâu và lúc nào, thánh giá hay dấu thánh giá luôn được coi như một biểu tượng nói lên niềm tin vào Chúa Ki-tô, Đấng chịu treo trên thánh giá để cứu độ nhân loại. Khi suy tôn, ca ngợi thánh giá, người Ki-tô hữu không ca ngợi đau khổ, nhưng ca ngợi tình yêu Thiên Chúa dành cho mình. Chúa Ki-tô không cứu ta bằng đau khổ, nhưng bằng tình yêu, tình yêu đi đến tận cùng, tình yêu hiến mạng. Cùng với thánh giá vàng, bạc, gỗ.... hay dấu thánh giá ghi nơi thân xác, ta còn có một dấu thánh giá vô hình khác đồng hành với ta suốt đường đời: thánh giá trong đời sống Chúa gởi đến mỗi ngày.
       Chúng ta vui vẻ vác thập giá theo Chúa mỗi ngày và nhận ra thập giá mỗi ngày ấy rất vừa với khả năng của chúng ta. Chúng ta nhớ lời thánh Phanxico Salesio: "Bánh xe ít dầu mở là bánh xe kêu to hơn hết. Người thiếu lòng nhân và đức nhẫn nại là người hay than vãn hơn cả."
       Hằng ngày, chúng ta hay than vãn :" sao thân tôi khổ thế này, sao Chúa để con vác Thánh giá nặng thế, sao Chúa không cất cho con khỏi gánh nặng này ",.....Thay vào đó sao chúng ta không biết vui vẻ chu toàn bổn phận hằng ngày, coi đó như thánh giá Chúa thân ái gởi đến cho chúng con.

Thánh lễ Khấn Dòng của Hội Dòng Mến Thánh Gía Tân Lập - Quận 2 -TPHCM

       Lạy Cha, xin ban cho con điều khó hơn cả, đó là nhận ra Thánh giá của Con Cha trong mọi khổ đau của đời con, và ơn bước theo Con Cha trên đường Thánh giá, bao lâu tùy ý Cha định liệu. Amen. (K. Rahner). Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2012

CÓ LÒNG YÊU NGƯỜI NHƯ CHÚA

      "Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ." (Lc 6,36)

Một phút suy gẫm

       Chúa Giê-su dạy phải có lòng nhân từ như Chúa Cha là Đấng nhân từ. Nhưng làm thế nào đây? Thưa, khi dạy như thế Chúa Giê-su cũng cho chúng ta câu trả lời bằng chính thân phận và cuộc sống của Ngài, đặt biệt "giờ" của Ngài là cuộc khổ nạn và chịu chết trên thập giá. Ngài thương dân chúng " bơ vơ như chiên không có người chăn" và Ngài giảng dạy cho họ và còn cho họ ăn no. Ngài thổn thức trước nổi khổ của những người bệnh tật, trước người cha có đứa con bị quỷ ám, trước người mẹ có đứa con trai duy nhất phải chết đi. Và Ngài đã ra tay cứu giúp họ. Ngài không chỉ tuyên bố tha tội trong một số trường hợp, mà còn kêu cầu Chúa Cha tha tội cho kẻ đóng đinh Ngài.
        Khi bị xúc phạm, bình thường chúng ta có thể biểu lộ sự bực dọc ra bên ngoài bằng những trận nổi tam bành hay âm thầm nuôi dưỡng động cơ trả thù. Nhưng nhìn vào lòng nhân từ của Chúa, chúng ta dễ dàng tập biểu lộ tinh thần thiện chí, can đảm, kiên trì để tha thứ cho nhau. Chúng ta hãy quỳ dưới chân Thập giá nhìn ngắm tượng Chúa chịu đóng đinh, để cảm nghiệm lòng Chúa nhân từ.
      Lạy Chúa Giê-su, khi có người làm tổn thương đến con, bình thường con cảm thấy tức giận, lạnh lùng, nổi xung và nuôi động cơ trả thù. Nhưng từ rày về sau, xin cho con nhận ra lòng quảng đại tha thứ của Chúa để nhờ đó, con biết mở rộng con tim nhân ái đối với mọi người như Chúa đã dành cho con .Amen.

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC

      "Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải khóc vì anh em sẽ được vui cười." (Lc 6, 21)

Một phút suy gẫm

       Nếu đem Lời Chúa của Tin Mừng hôm nay đặt trong hoàn cảnh hiện tại thi thật là mâu thuẫn, bởi vì con người đang ra sức chạy cho kịp đà tiến bộ khoa học, kỹ thuật, rồi hấp lực của tiền tài, danh vọng. Trong khi đó các mối phúc thật mà Đức Giê-su tuyên bố chẳng khác gì tiếng sét đánh đổ cả chương trình, ước vọng của con người. Và chính Ngài tự nhận sống nghèo, tự chuốc lấy bắt bớ đọa đầy. Phải chăng Ngài giả như mê ngủ để cho sự dữ hoành hành trong thế gian: bệnh tật, nghèo đói, tệ nạn. Vậy Lời Chúa muốn nói gì? Điều Đức Chúa muốn nói là Ngài đã cho con người thống trị mọi loài. Ngài luôn muốn cho con người sống an vui, hạnh phúc, sử dụng mọi của cải vật chất do tay con người làm ra nhưng làm sao phải sống cho Nước Trời trước tiên, mọi sự khác đều là phương tiện.
       Chúng ta nên nhớ rằng cuộc sống người Ki-tô hữu không có mục đích, không nhắm đến đời sau chẳng khác gì người sống mà không có niềm tin.
       Lạy Chúa, Chúa muốn con người hưởng nếm hạnh phúc trần gian bằng cách bá chủ muôn loài để từ đó con người khám phá ra thứ hạnh phúc vĩnh cửu. Xin cho chúng con biết vượt qua những cái tầm thường của đời này để đạt đến quê trời nơi chúng con sẽ được hưởng hạnh phúc đích thật. Xin Chúa Nhậm lời chúng con. Amen.

KINH TÁM MỐI PHÚC THẬT

Thứ nhất :      Ai có lòng khó khăn ấy là phúc thật, vì chưng Nước Đức Chúa Trời           là của mình vậy.
Thứ hai:      Ai hiền lành ấy là phúc thật, vì chưng sẽ được đất Đức Chúa Trời làm của mình vậy.
Thứ ba:        Ai khóc lóc ấy là phúc thật, vì chưng sẽ được yên ủi vậy.
Thứ bốn:     Ai khao khát nhân đức trọn lành ấy là phúc thật, vì chưng sẽ được no đủ vậy.
Thứ năm:   Ai thương xót người ấy là phúc thật, vì chưng sẽ được thương xót vậy.
Thứ sáu:   Ai giữ lòng sạch sẽ ấy là phúc thật, vì chưng sẽ được thấy mặt Đức Chúa Trời vậy.
Thứ bảy:   Ai làm cho người hòa thuận ấy là phúc thật, vì chưng sẽ được gọi là con Đức Chúa Trời vậy.
Thứ tám:  Ai chịu khốn nạn vì Đạo ngay ấy là phúc thật, vì chưng Nước Đức Chúa Trời là của mình vậy.
Xin Chúa nhậm lời chúng con. Amen.