Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

TUÂN PHỤC

                                                                          



     Đức Giê-su nhất quyết đi Giê-ru-sa-lem. Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo. (Lc 9, 57)

Một phút suy gẫm

        " Tự do! Ôi, tự do! Người đẹp biết bao" (Victor Hugo). Tự do là món quà quý nhất của con người.

 Với tự do, con người thoải mái làm những gì mình thích, thoải mái tận hưởng, thoải mái vui chơi. Vì

 thế, khi phải tuân phục tức là phải đặt sự tự do, thoải mái của mình xuống dưới ý muốn của người 

khác thì con người cảm thấy  rất đau khổ.


        Đức Giê-su vừa là Thiên Chúa  vừa là con người. Vì thế, khi vâng lời Chúa Cha để đi vào con 

đường khổ giá, Chúa cũng cảm thấy rất đau đớn. Thế nhưng, vì tình yêu mến Cha, vì muốn Ý Cha được

 thể hiện và vì muốn cứu độ nhân loại sa ngã lỗi lầm nên Người đã " nhất quyết đi lên Gierusalem", dù

biết rằng lên Gierusalem đồng nghĩa với lên thập giá và đi vào cái chết.

       Chúng ta - những người môn đệ của Chúa - cũng được mời gọi bước theo Người và lên Gierusalem 

cùng Người. Gierusalem ngày xưa là một địa điểm, một nơi chốn cụ thể; còn Gierusalem ngày hôm nay 

là chính Chúa và đi lên Gierusalem là tiến về Thiên Chúa. Thế nhưng để tiến về Chúa thì chúng ta phải 

gạt bỏ những ý muốn, ý thích riêng để vâng theo đường lối và cách thức mà Người đã dạy, dó là: bỏ đi 

những ham mê thú vui thế tục và tích cực làm việc lành phúc đức, hết lòng yêu thương phục vụ mọi

 người.



      Và chúng ta, những Kitô hữu đang bước theo Chúa Giêsu, hãy dành ít phút trong thinh lặng 

cầu nguyện và nhìn lại cuộc đời theo Chúa của mình. Tôi có thực sự theo Chúa không? Tôi 

đang theo Chúa kiều nào? Tôi theo Chúa hay tôi muốn Chúa theo tôi? Điều gì minh chứng tôi 

theo Chúa, trong khi tôi có qúa nhiềuchỗ tựa đầu ở trần gian? Tôi có nhìn thấy cái chết đời

mình trong thập giá của Chúa Giêsu không? Những việc "tự nguyện" tôi đang thực hiện trong

 Nhà Thờ có phản ảnh việc từ bỏ chính mình, hay chỉ là những trá hình che đậy lương tâm gian

 dối kitô hữu? vv. và vv. . . Cuối cùng thì chúng ta sẽ cảm nghiệm cuộc đời người Kitô hữu chỉ

là sự phó thác của một tình yêu tự nguyện tuyệt đối trong thập giá Chúa Giêsu, và chúng ta sẽ

 vui sống như Ngài. Amen.

Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

NIỀM TIN VÀ SỨ VỤ

                                         

Anh là Phê-rô, Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời. (Mt 16, 19)

Một phút suy gẫm

        Trong dịp Đại Hội Giới Trẻ tại Philippines, một bạn trẻ đã hỏi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II: "Thưa Đức Thánh Cha, đối với Đức Thánh Cha thì Đức Giê-su là ai? "Đức Thánh Cha đã trả lời cho bạn trẻ: "Người là Đấng đã yêu Cha, và đã nộp mình vì Cha".
Trước dư luận khác nhau về Đức Giê-su, thì lời tuyên xưng của ông Phê- rô về Đức Giê-su là Con Thiên Chúa đã gắn kết ông với sứ vụ mục tử của Người trong vai trò đứng đầu Giáo hội.

Bài Tin Mừng cho thấy tuyên xưng trên môi miệng thôi chưa đủ. Lời tuyên xưng phải gắn liền với sứ vụ như chính Đức Giê-su yêu đến thí mạng vì đoàn chiên. Đó là căn tính của người môn đệ. Có thể ông Phê-rô chưa hiểu tầm quan trọng những gì mình tuyên xưng, nhưng chính niềm tin đã giúp ông đi vào tương quan tình yêu với Đức Giê-su. Chính niềm tin đã gắn kết ông nên một với Đức Giê-su trong sứ vụ mục tử, là trở nên thủ lãnh Giáo hội.

Hôm nay mừng kính  hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô, trước hết chúng con cảm tạ Chúa đã cho chúng con hai tấm gương biết sám hối và canh tân. Các Ngài không chết trong tội như Giu-đa nhưng đã đứng lên để làm lại cuộc đời. Các Ngài đã ý thức sự yếu đuối bất toàn của mình để cần đến ân sủng của Chúa. Các Ngài đã biết nương tựa vào ơn Chúa để thắng vượt những giới hạn của bản thân. Và trên hết chính là tấm gương rao giảng tin mừng không mệt mỏi, không chùn bước trước nghi nan. Cho dẫu dòng đời có những sóng gió nguy nan. Cho dẫu đường trần có lắm gian truân, các Ngài vẫn kiên trung cho đến cùng lòng trung thành với Chúa. Các Ngài luôn ý thức rằng: “phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta”, thế nên: “khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Nước trời”.
Xin cho chúng con luôn ý thức thân phận yếu đuối của mình để nhận ra tình thương tha thứ của Chúa vẫn dành cho chúng con. Xin cho chúng con biết nương tựa vào ân sủng của Chúa để kiện toàn mình mỗi ngày một tốt hơn. Và xin cho chúng con biết chuyên tâm lắng nghe lời Chúa và nói về Chúa cho tha nhân. Amen.

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

YÊU NHƯ ĐỨC GIÊ-SU

                                        
                                        


Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch. ( Mt 8,2)

Một phút suy gẫm

        Qua việc chữa lành người mắc bệnh phong, Đức Giê-su cho thấy đối tượng của Nước Thiên Chúa là những người nghèo, những người bị loại trừ khỏi xã hội.

        Bệnh tật trong quan niệm cựu ước là " di căn " của tội lỗi, là " dấu chỉ " nhiễm uế cần xa tránh và loại trừ. Nhưng ở đây, Đức Giê-su chứng tỏ Người độc lập với tinh thần luật cũ. Trước thái độ cậy trông và tin tưởng tuyệt đối của người mắc bệnh phong, Đức Giê-su tiếp xúc thể lý, và bằng lời nói đơn giản, người mắc bệnh phong được sạch.
       Thái độ của Đức Giê-su nói lên cung cách của Người: ân cần, gần gũi những ai cần đến lòng thương xót và chính Người mang lấy bệnh tật để chúng ta được chữa lành. Đức Giê-su đã đi bước trước trong tình yêu dành cho con người. Chúng ta cũng được mời gọi đi bước trước trong tình yêu dành cho tha nhân.

        Lạy Chúa, chúng con bây giờ tuy không bị hủi thân xác. Nhưng tâm hồn chúng con đang bệnh hủi dần dần bởi chúng con đang sống trong một thế giới quá đầy đủ tiện nghi vật chất và hưởng thụ làm cho chúng con dễ sa lầy vào con đường tội lỗi, mất dần niềm tin vào Chúa. Xin Chúa ban đức tin và tình yêu Chúa cho chúng con để chúng con không những biết luôn tìm đến Chúa, gặp gỡ Chúa xin Chúa chữa lành cho chúng con nên sạch, tinh tuyền và bình an mà chúng con còn biết đem tha nhân, anh chị em chúng con đến với Chúa để họ cũng được gặp Chúa và nhận lãnh những ơn lành Chúa ban bởi Chúa hằng luôn mời gọi chúng con: Hãy đến với Ta, hỡi những ai đang khó nhọc vất vả mang gánh nặng nề, lo âu…Ta sẽ cho nghỉ ngơi, bồi dưỡng (xMt 11, 28). Hơn nữa, Ngài đến “để tìm kiếm”,”cứu chũa những gì đã hư mất”để chúng con“được sống và sống dồi dào”. Amen.

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

CĂN TÍNH NGƯỜI MÔN ĐỆ

                                

Nhà xây trên đá và nhà xây trên cát. ( Mt 7, 24-26)

Một phút suy gẫm

        Mẹ Tê-rê-sa Can- cút -ta đã có lần phát biểu: " Tôi muốn các nữ tu của tôi luôn có nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt của họ, vì sống theo Tin Mừng là nói đến vui tươi, hân hoan. "
        Một trong những vấn đề của con người ngày nay là đánh mật ' sự khả tín của ngôn từ ". Ngôn từ tự bản chất không chỉ là sự trao đổi thông tin, mà còn là sự trao đổi nhân vị. Vì vậy ngôn từ phải đi đôi với hành động trong một thể thống nhất. Một cách mạnh mẽ, lời nói chính là hành động. Đánh mất chiều kích thực hành, lời nói trở nên vô nghĩa.
        Đức Giê-su trong bài Tin Mừng hôm nay cũng cho thấy mối liên hệ giữa lắng nghe và thực hành. Lắng nghe và thực hành Lời Thiên Chúa trở thành căn tính người môn đệ. Thực hành làm cho điều chúng ta nghe trở thành khả tín. Điều quan trọng là việc nghe và thực hành Lời Thiên Chúa trở thành nền tảng bảo đảm hạnh phúc Nước Trời.
        Các Ki-tô hữu sống căn tính của người môn đệ qua việc lắng nghe và thực hành Lời Thiên Chúa. Lắng nghe để đi vào tương giao mật thiết với Đức Giê-su. Thực hành để Lời Thiên Chúa trở nên khả tín trong cuộc sống của người môn đệ. Sống đúng căn tính, người môn đệ trở nên " dấu chỉ " về Thiên Chúa cha tha nhân và đảm bảo cho hạnh phúc đích thật trên Nước Trời.

    Lạy Chúa Giê-su, xin cho chúng con luôn can đảm sống đúng căn ính của người môn đệ: biết lắng nghe và thực hành Lời Chúa trong cuộc sống của chúng con. Amen.

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

XEM QUẢ THÌ BIẾT CÂY

                                        

Cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là ai. (Mt 7,16)

Một phút suy gẫm

        Từ " hoa trái " trong Pháp ngữ là "fruit". Anh ngữ là "fruit" có gốc La ngữ là "fructus". Cả ba tử trên đều có nghĩa là  "con cái ", hoa trái từ dạ mẹ.
        Thật - giả là một thực trạng không chỉ vào thời Đức Giê-su mà còn là thực tế của ngày hôm nay. Hàng giả, bằng giả, nhân cách " giả " là nỗi nhức nhối của xã hội hiện đại. Trước thực trạng đó, tính biện phản trở thành  một đòi hỏi sống còn.
        Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su cũng đòi hỏi các môn đệ cần tỉnh thức, cần phải biện phân chân lý trước những luận điểm của các ngôn sứ giả, vì họ là " sói dữ đội lốt chiên". Những lời họ nói không tương hợp với những gì họ làm. Nhưng tính phân biệt cần đặt trên tiêu chuẩn nào?
       Đức Giê-su dùng hình ảnh tương quan giữa cây và trái để xác định tiêu chuẩn phân định người môn đệ chân thật. Cây tốt ắt sẽ sinh trái tốt.Người môn đệ chân thật sẽ sinh hoa trái tốt là sự phục vụ vì Đức Giê-su. Hãy nhìn công việc phục vụ của người môn đệ để phân định căn tính của họ: chân thật hay giả dối. Phục vụ vì Đức Ki-tô hay phục vụ vì lợi ích cá nhân. Sự biện phân chân lý giúp người môn đệ đứng vững trong đạo lý đức tin, không bị lung lạc trước những lạc thuyết chống lại Đức Giê-su và Tin Mừng của Người.

        Lạy Chúa Giê-su, xin cho chúng con can đảm sống đúng căn tính của người môn đệ: biết lắng nghe và thực hành Lời Chúa trong cuộc sống của chúng con. Amen.                               

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

CỬA HẸP TÌNH YÊU

                                                 


Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong ( (Mt 7,13)

Một phút suy gẫm

        Một người phụ nữ đến thăm người bạn và đọc được một câu: "Hãy thực thi sự tử tế một cách càn dở và những cử chỉ đẹp một cách vô nghĩa." Bà chép câu này đem về nhà dán ở nhà mình và quyết làm theo. Chồng bà, một giáo viên, thấy câu đó cũng thích và đem chép lên bảng trong lớp học. Một học sinh thấy hay nên chép về nhà cho cha mình. O6ng này là biên tập viên của một nhật báo địa phương nên ông lại đưa lên báo. Chẳng mấy chốc, câu nói như vết dầu loang đã lan rộng nhiều nơi tại nước Mỹ và đã thúc đẩy nhiều cử chỉ đẹp rất " vô nghĩa ".    

      Bài Tin Mừng gợi lên hai hình ảnh tương phản: cửa hẹp sự sống và đường rộng diệt vong. Đó là 'nghịch lý " của Tin Mừng, Đức Giê-su đã sống " nghịch lý" đó. Con đường Người chọn không là con đường thênh thang, nhưng là con đường hẹp của vâng phục Thánh Ý như lẽ sống. Con đường Người đón nhận không là con đường rộng rãi của vinh quang trần thế, nhưng là con đường hẹp của tình yêu và đó cũng là con đường của người môn đệ.Con đường tình yêu là  "con đường hẹp " vì tình yêu vốn dĩ là trao ban. Trao ban chính mình vì người khác. Tính yêu đòi buộc sự vượt thoát bản thân, vượt thoát tính vị kỷ, ham muốn bản năng, nhu cầu hưởng thụ dám đánh mất mình trong sự liên lụy với tha nhân.      

        Lạy Chúa, dân Do Thái đã từng hãnh diện và hô to rằng: “có dân tộc nào được Chúa ở giữa như dân tộc này.” Chúng con thật hãnh diện vì Chúa đang ở giữa cộng đoàn giáo xứ chúng con. Chúa còn đang đi vào từng cuộc đời chúng con. Chúa đến từng gia đình chúng con. Chúa thăm viếng và ở lại với chúng con mọi ngày cho đến tận thế. Xin giúp chúng con biết đón nhận hồng ân Chúa cho xứng đáng. Xin giúp chúng con luôn biết sống dưới cái nhìn của Chúa. Chúa thấy hết mọi sự, thế nên chúng con phải sống thánh thiện, công bình và bác ái trước mặt Chúa. Chúa sẽ xét xử công minh, thế nên chúng con phải sống trung thực và chu toàn bổn phận của mình trước mặt Chúa. Xin giúp chúng con cũng trở nên chứng nhân cho tình yêu của Chúa khi chúng con biết sống cho tha nhân. Xin đừng để chúng con vì lười biếng mà bê trễ bổn phận và sống thiếu trách nhiệm với tha nhân. Amen.

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

ƠN GỌI VÀ SỨ VỤ

                                              
                                               

Tên cháu là Gioan. ( Lc 1, 63)

Một phút suy gẫm

        Đã mang tiếng sống trong trời đất
Phải có công gì với núi sông. 
                                                                            ( Nguyễn Công Trứ )

        Ơn gọi không là tiếng gọi bất chợt nhưng là một xác tín sâu xa. Ngôn sứ I-sai-a xác tín ơn gọi là ý định ban đầu từ chính Thiên Chúa để chuẩn bị cho một sứ vụ. Cũng vậy, thánh Gioan được chọn ngay từ lòng mẹ để trở nên vị tiền hô dọn đường cho Đấng Mê-si-a. Thánh Gioan xác tín vào ơn gọi của mình là tiếng hô loan báo Đấng Cứu Thế. Mỗi người chúng ta cũng được mời gọi xác tín về ơn gọi của mình như một chứng nhân về Lời Chúa cho con người và thế giới hôm nay.
        Vậy, chúng ta nói và làm chứng thế nào về Thiên Chúa trong xã hội tục hóa hôm nay còn nhiều bất công, chia rẽ? Noi gương Thánh Gioan, chúng ta hãy trở nên bé nhỏ để Thiên Chúa được lớn lên qua chính đời sống chứng tá của mỗi người, đó là đời sống yêu thương, tha thứ, chay tịnh và thinh lặng như dấu chứng để mọi người nhận biết Thiên Chúa.

       Lạy Chúa Giê-su, xin giúp chúng con luôn hăng say thi hành sứ vụ và ơn gọi của mình. Amen.


                Lễ Sinh Nhật Thánh GIOAN TẨY GI


        Thánh Gioan sinh ra tại Herbon, vào cùng một năm Chúa Cứu Thế ra đời. Cha ngài, ông Giacaria, và mẹ ngài là Isave đều là những người công chính, thánh thiện, tuân giữ nghiêm ngặt luật Chúa không thể chê trách được. Dầu tuổi cao nhưng họ lại không có con.
        Một ngày kia khi Giacaria thi hành phận vụ tại đền thờ, một thiên thần đã hiện ra và nói với ông: “Giacaria, đừng sợ, vì lời khấn nguyện của ngươi đã được nhậm, và Isave, vợ ngươi sẽ sinh cho ngươi một người con, và người sẽ đặt tên cho nó là Gioan. Nó sẽ làm lớn trước mặt Chúa, từ trong lòng mẹ sẽ được đầy Thánh Thần” (Lc 1,13-17).
       Nhưng Giacaria ngạc nhiên và nghi ngờ nói với thiên thần: “Sự ấy làm sao tôi biết được. Vì tôi đã già rồi và vợ tôi cũng đã cao niên” (Lc 1,18).
        Đáp lại, thiên thần nói với ông: “Ta là Gabriel, kể chầu hầu trước mặt Thiên Chúa, Ta đã được sai đến với ngươi và đem Tin Mừng này cho ngươi. Và này ngươi sẽ phải làm thinh không thể nói được nữa, cho đến ngày các điều ấy xảy ra vì lẽ ngươi đã không tin những lời của Ta, những lời đến thời đến buổi sẽ nên trọn” (Lc 1,19-20).
        Ra khỏi đền thờ, Giacaria bị câm. Còn Isave, bà im lặng với niểm vui vì sẽ có con. 6 tháng sau, Thiên thần lại hiện đến Đức Trinh Nữ tại Nazareth, mang theo một sứ mệnh cao cả hơn nhiều. Đức Maria được chọn làm mẹ sinh ra Đấng Cứu Thế. Dịp này, ngài cũng được báo cho biết về việc thụ thai của Isave trong lúc tuổi già, ngài vội vã lên đường thăm viếng người chị em diễm phúc của mình. Cuộc gặp gỡ đã ảnh hưởng tới con trẻ. Khi Đức Trinh Nữ vừa mới mở lời chào thì con trẻ trong lòng Isave nhảy mừng và đã được đức tin hoá bởi sự hiện diện của Thiên Chúa mà Đức Trinh Nữ cao cả vừa mang thai.
Isave cảm biết sự kiện và ơn thánh thanh tẩy trong con trẻ cũng được khai sáng bà mẹ. Bà đã biết Mầu nhiệm Nhập thể và được Thánh Linh thần hứng, bà đã kêu lên: “Trong nữ giới có Người là diễm phúc và đáng chúc tụng thay hoa quả lòng người. Và bởi đâu với được thế này là Mẹ Chúa tôi đến với tôi?” (Lc 1,42-43).
       Maria đã lưu lại với Isave chừng ba tháng. Hết thời thai nghén, Isave sinh con. Láng giềng và thân thích nghe biết Chúa đã xử rất nhân hậu với bà thì đều chung vui với bà. Ngày thứ tám, gia đình họp lại để làm phép cắt bì cho con trẻ. Mọi người đều gọi con trẻ là Giacaria. Nhưng Isave nói với họ: “Không, tên nó là Gioan”.
       Họ nói với bà: Nào có ai trong thân thích bà mang tên đó đâu?
Người ta ra dấu hỏi người cha đứa trẻ xem ông muốn đặt tên gì. Lấy một tấm bảng ông viết: “Gioan là tên nó”.
       Mọi người kinh ngạc nói với nhau: Con trẻ này rồi sẽ ra sao?
Còn Giacaria, ông hết bị câm và mở miệng xướng bài ca chúc tụng Chúa, trong đó ông nói tiên tri về sứ mệnh con trẻ và việc Chúa sắp đến. Lời ca này được Giáo Hội lặp lại mỗi ngày vào giờ kinh sáng.
Thánh Kinh ghi nhận rằng: Gioan lớn dần, tinh thần dũng mạnh và ở trong hoang điạ cho đến ngày thi hành sứ vụ. Khi ấy, ông đi khắp vùng quanh sông Giođan rao giảng sám hối và thực hiện phép Thanh Tẩy (Lc 3). Bởi vậy, ngài cũng được gọi là Gioan Tẩy Giả.

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

CÁC CON BẢO THẦY LÀ AI.

                                                   

Thầy là Đấng Ki-tô của Thiên Chúa. Con người phải chịu đau khổ nhiều.

 (Lc 9, 22)

Một phút suy gẫm

        Lavalliere Lepaux ghét đạo Công giáo và lập ra một đạo mới. Một hôm ông nói với một người bạn: Tôi không hiểu tại sao ông Giê-su dùng mấy người chài lưới thất học, mà cả thế giới theo ông? Người bạn đáp: Nếu muốn thiên hạ theo đạo mình, thì ông để cho người ta đóng đinh ngày thứ Sáu, rồi sáng Chúa Nhật ông sống lại đi.
        Trọng tâm sứ điệp của toàn bộ Tin Mừng Luca là sự mặc khải tiệm tiến về căn tính của Đức Giê-su: Người là ai? Cách nhìn khác nhau của đám đông về căn tính Đức Giê-su cho thấy đây không phải là vấn đề của nhận thức nhưng là vấn đề của đức tin. Họ vẫn thấy nhưng thấy sai.
        Còn các tông đồ thì sao? Ông Phê-rô nhận thức được Đức Giê-su là Đấng Ki-tô mà mọi người đang mong đợi. Nhưng Đức Giê-su cấm tiết lộ về căn tính của Người vì Đấng Cứu Độ lại đón nhận Thập giá là một nghịch lý của lý trí. Nhưng thực tế,, không có cây thập giá, người ta không thể hiểu nổi Đức Giê-su là ai và theo người có ý nghĩa gì? Hành trình người môn đệ là hành trình thập giá. Thập giá không là biến cố ngẫu nhiên, nhưng là điều thiết yếu của đường đi.
         Người môn đệ cũng thế, trong một thế giới cổ xúy chủ nghĩa cá nhân và hưởng thụ, thì tình yêu và phục vụ là một : thập giá" mà người môn đệ phải đón nhận, như Đức Giê-su đã nói: "ai muốn theo Tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo."

      Lạy Chúa Giê-su, xin cho chúng con biết từ bỏ chính mình và đón nhận "thập giá" trong phục vụ và yêu thương như dấu chỉ của người môn đệ. Amen.

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

SỐNG VỚI GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

                                           

Anh em đứng lo lắng về ngày mai. ( Mt 6,34)

Một phút suy gẫm

        " The Descendants " (Qủa cầu vàng 2012, Oscar 2012), nói về cuộc hành trình của một gia đình Mỹ khi phải đối mặt với những biến cố trong cuộc đời. Matt King, một luật sư giàu có ở Hawaii, chỉ chuyên tâm vào công việc, lơ là gia đình. Khi vợ anh, Elizabeth King, rơi vào hôn mê vĩnh viễn sau một tai nạn trên biển, Matt King mới chợt nhớ đến trách nhiệm của người chồng, người cha. Sự bướng bỉnh của hai cô con gái ở độ tuổi mới lớn, cuộc đấu tranh đất đai với những người trong dòng họ và cả phát hiện vợ mình ngoại tình đã  buộc Matt King phải nhìn lại cuộc sống của mình. Và, anh nhận ra có một thứ còn quý hơn tiền bạc: gia đình!
        Khi khuyên con người không nên lo lắng cho ngày mai, Đức Giê-su không ám chỉ con người không cần phải lo làm việc, cứ "ôm cây đợi thỏ, nằm chờ sung rụng". Người không có ý dạy ta thái độ vô lo, thiếu trách nhiệm với cuộc sống của chính mình cũng như của người khác. Nhưng Người muốn con người phải giữ những ơn lành trần thế ở đúng vị trí vốn có của chúng, đừng để chúng lấn át quay ngược lại điều khiển con người.
       Đức Giê-su mời gọi con người điều chỉnh lại cuộc sống của mình: bớt đi những lo lắng quá mức về tiền bạc, tiện nghi vật chất, thú vui... Sẵn sàng dành thời gian để sống cho Chúa và cho người xung quanh nhiều hơn.

       Lạy Chúa Giê-su, giữa một thế giới chạy theo tiện nghi, hưởng thụ, xin cho con biết bằng lòng với cuộc sống đơn sơ. Giữa một thế giới còn nhiều người đói nghèo, xin cho con đừng thu tích của cải. Giữa một thế giới mà sự sống bị chà đạp, xin cho con biết quý trọng phẩm giá từng người. (x. Rabbouni)

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

CON MẮT TINH THẦN

                                           

Kho tàng của anh ở đâu, thì lòng anh ở đó. ( Mt 6, 21)

Một phút suy gẫm

        Tác phẩm " Mù lòa" của Jose Saramago, tác giả đoạt giải Nobel Văn học 1998, là một lời cảnh tỉnh cho xã hội ngày nay. Cái "mù lòa" mà tác giả nói đến chẳng đơn thuần chỉ là cái mù của đôi mắt, nhưng là sự mù lòa của trái tim. Những trái tim đang dần bị máy móc hóa một cách trầm trọng.
        Mắt sáng thì tầm nhìn được xa, rộng, nhìn mọi vật được rõ ràng, trong trẻo, đấy màu sắc như nó vốn có, nên tâm hồn thấy dễ chịu, nhẹ nhàng. Mắt bệnh thì tâm hồn bị hạn chế, khiến ta phải ca thán sao khó chịu quá.
        Con mắt mà Đức Giê-su nhắc đến, không phải là con mắt thể xác, nhưng là con mắt đức tin, con mắt tinh thần. Sự tăm tối tinh thần là điếu đáng sợ hơn cả, vì không nhận thấy đâu là điều phúc thật của con người. Do mù quáng tinh thần, chỉ thấy của cải, vật chất là phúc thật, con người sẽ tìm cách có được những thứ ấy càng nhiều càng tốt. Và  nếu chỉ nhìn thấy lý tưởng đời mình trong việc thu tích của cải, danh vọng, quyền thế, thì làm sao con người có thể hướng nhìn về Đấng Thiện Hảo và chú ý đến số phận của người xung quanh được..
                                         Ôi lạy Chúa, mở cho con đôi mắt,
                                         Thấy tình yêu kỳ diệu Chúa khắp nơi
                                         Con mù lòa bên vệ đường hành khất.
                                         Xin chữa con để nhìn thấy mặt Ngài.
                                                                                                 (Thánh Thi)


                                                                

Thánh Louis de Gonzague (1568-1591)

Lễ nhớ: 21 tháng 6.


       Trưởng nam của bá tước Ferdinand de Gonzague Castiglione gần Mantoue (Ý) được sống trong hoàng triều Florence và theo đuổi học hành. Người lại ham thích đọc kinh cầu nguyện và hãm mình phạt xác, một điều ít thấy nơi một thiếu nhi trong tuổi ấy. Năm 1591, sau khi đã nhường quyền trưởng nam cho em, Louis đã gia nhập dòng Tên. Năm 1582, bệnh dịch hạch tàn phá Lamã, thánh nhân xả thân giúp nạn nhân, cõng họ vào nhà thương. Bị lây bệnh, người qua đời ngày 21 tháng 6 lúc mới 23 tuổi.

        Một vị thánh trẻ trung, trong sạch, không màng danh vọng chức tước: một người bà con của Louis được tôn tổng Giám Mục lúc mới lên 8 tuổi và Hồng Y! Gia đình thuộc giòng hoàng tộc, có nhiều của cải, nhưng người sống khó nghèo. Những ngày lặn lội giúp trong nhà thương, Người giữ tâm hồn trong trắng. Lúc lên 11 tuổi, Louis đã làm lời khấn khiết trinh trọn đời. Người có một trí phán đoán vững chắc, được gửi đi để giàn xếp một cuộc tranh chấp giữa em người và quận công Mantoue. Có người cho rằng thánh nhân sẽ trở nên Bề Trên Tổng Quyền dòng Tên nhưng thánh nhân lại muốn đi truyền giáo theo vết chân thánh Phanxicô Xaviê.
       Thánh nhân được tôn phong quan thầy của giới trẻ năm 1726 và được Đức Piô XI tái xác nhận năm 1926.
Lễ nhớ: 21 tháng 6.


Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

THA LỖI CHO ANH EM

                                       

Vậy anh em hay cầu nguyện như thế này. (Mt 6,9).


Một phút suy gẫm


        Nhu cầu cầu nguyện là nhu cầu thiết yếu của mỗi con người. Từ nơi sâu thẳm tâm hồn, con người hằng khao khát gặp gỡ Đấng tạo dựng nên họ. Có lẽ các môn đệ xưa kia đã thấy Chúa cầu nguyện nhiều lần, và thích thú với việc cầu nguyện, nên các ngài đã xin Chúa hướng dẫn các Ngài cầu nguyện.
       Lời cầu nguyện Chúa dạy cho các môn đệ không giống như những lời cầu nguyện của chúng ta thường ngày. Chúng ta tìm thấy trong lời cầu nguyện ấy vị trí thứ nhất luôn là Chúa Cha. Ngài cầu nguyện cho Danh Thánh Cha vinh hiển, cho ý của Cha được thể hiện dưới đất, cũng như ý ấy đã được thể hiện ở trên trời. Kế tiếp mới đến cầu xin cha ban cho lương thực đủ dùng, xin cho hòa bình giữa con người với nhau, xin cho đừng xa chước cám dỗ của ma quỷ.
        Mở đầu lời cầu nguyện, Chúa Giê-su nhắc nhớ các môn đệ của Ngài rằng tất cả mọi người đều là anh em chung một cha trên trời. Ngài không dạy các môn đệ mở đầu lời cầu nguyện bằng câu “Lạy Cha của con”, nhưng là “Lạy Cha của chúng con”. Là con của Cha trên trời, chúng ta có bổn phận làm cho Danh Cha được vinh hiển, là con cùng một Cha, chúng ta ý thức những người chung quanh là anh em của chúng ta. Vì là anh em, nên chúng ta nâng đỡ nhau, tha thứ cho nhau, cùng dìu nhau đi về cùng Cha.
         Lời cầu nguyện vừa là nguồn sống, vừa là sức mạnh để các môn đệ của Ngài trong việc làm muối ướp thế gian. Tuy nhiên, là phận người, các môn đệ của Chúa Giê-su cũng gặp những khó khăn trong cầu nguyện. Biết như thế, Chúa Giê-su nâng đỡ và khuyên bảo họ vững tâm kiên trì cầu nguyện cùng Cha trên trời.
        Chủ nghĩa thực dụng và vị kỷ đã ảnh hưởng cách này cách khác lên chúng ta, khiến chúng ta lầm tưởng rằng cầu nguyện là nói cho Chúa biết nhu cầu của chúng ta, và Chúa có bổn phần chu toàn những điều chúng ta đã nói với Ngài. Trong thư gởi các chủng sinh ngày 18 tháng 10 năm 2010, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói một điều rất căn bản về cầu nguyện: “Khi Chúa bảo chúng ta ‘phải cầu nguyện luôn’, hiển nhiên Ngài không đòi chúng ta phải kể lể không ngừng những lời cầu xin, nhưng Ngài thúc dục chúng ta đừng bao giờ đánh mất sự tiến sâu hơn trong tình thân với Chúa. Cầu nguyện có nghĩa là lớn lên trong tình thân mật ấy.” Trong tâm tình những người con thảo, cầu nguyện không phải là lải nhải với Thiên Chúa nhu cầu của chúng ta, và Thiên Chúa có trách nhiệm thực thi; nhưng đúng hơn, cầu nguyện là gắn kết với Thiên Chúa trong tình thân mật cha-con để từ đó Thiên Chúa khơi mở cho chúng ta biết Ngài muốn chúng ta làm gì, và chúng ta tiếp lấy sức mạnh, tiếp lấy Thánh Thần của Ngài, dấn thân cho thánh ý Ngài được thể hiện. Như vậy, kiên trì cầu nguyện trở nên kiên trì băng qua những trở ngại để kết thân với Thiên Chúa là Cha chúng ta, kiên trì để thánh ý của Cha được thể hiện nơi mỗi người chúng ta.
Lạy Chúa, xin cho con quả tim của Chúa. Xin cho con đừng khép lại trên chính mình, nhưng xin cho quả tim con quảng đại như Chúa vươn lên cao, vượt mọi tình cảm tầm thường để mặc lấy tâm tình bao dung tha thứ. (x. Rabbouni). Amen.

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

ĐỪNG NHƯ BỌN GIẢ HÌNH

                                               

Cha của anh , Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh. ( Mt 6,18)

Một phút suy gẫm

               Hữu xạ tự nhiên hương (Tài giỏi tự dưng người ta biết đến, như mùi hương tự nó tỏa ra).
               Làm phúc, bố thí tự bản chất là điều tốt lành. Nhưng Đức Giê-su nhắc nhở mọi người hãy xét lại việc mình làm là từ đâu, vì tình yêu dành cho đồng loại, hay vì để đánh bóng cho bản thân.
               Đức Giê-su không muốn các môn đệ rơi vào thói giả hình của người Pha- ri- sêu. Người mời gọi họ đi vào nơi kín đáo, thầm lặng để làm việc lành phúc đức. Ở nơi ấy, người đời không thể thấy được, nhưng Cha trên trời, Đấng thấu suốt mọi bí ẩn tâm can sẽ thấy và thưởng công.
                Hữu xạ tự nhiên hương. Nhân đức của người môn đệ cao đẹp thì những người chung quanh sẽ tự cảm mến được hương vị tốt đẹp đó. Người môn đệ không cần phải khua chiêng đánh trống để kêu gọi sự chú ý của nhiều người. Hãy làm tất cả trong tình yêu, trong kín đáo và thầm lặng nhằm làm vinh danh Thiên Chúa.
                Lạy Chúa, xin tha thứ cho con vì đã mất nhiều thời gian cho việc phô trương hơn là cho việc xây dựng bản
thân. (x. Rabbouni)   

                                                  

 Ngày 19 tháng 6
THÁNH ROMUALDO, 120 tuổi
Viện Phụ.
Người Ý (950?-1027)

            1. Trẻ tuổi thích săn bắn: Thánh Romualdo xuất thân từ gia đình quí tộc nước Ý,  sinh tại Ravenna năm 906.   Lúc còn thanh niên,  cậu thích đi săn bắn và sống phóng khoáng không nghĩ gì đến đạo hạnh.
            Nhân một biến cố trong gia đình,  khiến cậu nghĩ tới tương lại.   Đó là một hôm cha cậu gây gỗ dành phần đất với người bà con và đã dùng gươm giết chết người đó.  Romualdo thấy chỉ vì một chút lợi lộc vật chất mà người ta giết nhau không chút thương tiếc.   Thế là cậu xin vào tu Dòng Benedicto,  sống cuộc đời hy sinh,  hãm mình, cầu nguyện cho gia đình.
           
            2. Vào sa mạc hãm mình: Sau 7 năm tu luyện,  hãm mình chưa lấy làm đủ,  thầy còn xin vào sa mạc sống với vị ẩn sĩ cao niên tên là Marino.  Vị ẩn sĩ khuyên thầy học thuộc lòng các thánh vịnh để đọc mỗi ngày.  Sau một thời gian hấp thụ nếp sống khổ hạnh,  ngài muốn chia sẻ với đồng loại.    Năm 988,  ngài trở về nước Ý,  đi đó đây rao giảng sự khắc khổ hy sinh.   Ngài được hoàng đế Othon 3 mời về làm Tu Viện Trưởng Tu Viện Classa.  Cảm mến nhân đức của ngài,  nhiều ông hoàng đã xin nhập tu viện.   Năm1009,  ngài thành lập tu viện mới  trên núi Apennin ở miền Trung nước Ý.  Đây là tu viện liên kết đời sống cầu nguyện  khổ hạnh với nếp sống cộng đoàn.
           
            3. Mến Chúa cao độ: Thánh Phêrô Damiano kể lại cuộc sống thánh thiện của ngài trong tu viện như sau :"Romualdo đã cư ngụ ba năm trong địa giới tỉnh Parentia.  Năm thứ nhất,  ngài xây dựng tu viện và đặt viện phụ các tu sĩ ở đó.   Hai năm sau,  ngài sống ẩn mình hoàn toàn.  Ơn Chúa đưa ngài lên đỉnh trọn lành đến nỗi dưới ơn Chúa Thánh Thần linh ứng,  ngài biết trước nhiều việc hậu lại và có những tia sáng sâu sắc về trí tuệ để hiểu biết nhiều việc trong Cựu ước và Tân ước."
            "Quả thật,  ngài năng được ơn chiêm niệm cao sâu thu hút đến độ nước mắt chảy ra và lòng trí mến Chúa nồng nàn khiến ngài kêu lên : - "Ôi Giêsu chí thánh,  chí ái,  là mật ngọt của con,  là khát vọng khôn tả,  là êm dịu của các thánh,  là hoan lạc của các Thiên Thần   - Ngài còn kêu nhiều lời khác tương tự như thế,  dưới sức thúc đẩy của Chúa Thánh Thần , ngài thốt ra một cách líu tíu,  chúng tôi không thể dùng lời lẽ loài người nào để diễn tả ra được".
            Thánh nhân qua đời vào mùa hè năm 1027,  thọ 120 tuổi,  hơn 90 năm sống trong khổ chế và hy sinh.  Giáo Hội mừng lễ ngài vào ngày 19 tháng 6 hàng năm.

                                                            

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

YÊU THƯƠNG KẺ THÙ

                                         

Anh em hãy yêu kẻ thù. ( Mt 5, 44)

Một phút suy gẫm

        Lấy oán báo oán, oán nghiệp chập chùng. Lấy ơn báo oán, oán nghiệp tiêu tan (kinh Pháp Cú).
        Đức Giê-su mời gọi chúng ta vượt qua khuyng hướng tự nhiên là chỉ yêu những ai yêu thương mình, vì làm như thế có khác chi dân ngoại. Tình yêu Ki-tô giáo phải vươn đến với cả những ai căm ghét và làm hại chúng ta nữa. Hãy yêu kẻ thù, và thể hiện tình yêu đó bằng hành động cụ thể: cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em.
        Yêu kẻ thù, không phải là việc thích thì làm, không thích thì thôi, nhưng đó là lời mời gọi của Đức Giê-su, là việc bắt buộc phải thực hiện, vì như vậy, anh em mới được trở nên con cái của cha anh em, Đấng ngự   trên trời.
        Để yêu thương, tha thứ cho kẻ thù, chúng ta cần phải đi đến nguồn gốc của họ. Ta yêu thương kẻ thù vì họ là con người. Cả chúng ta và họ đều là con người, là thụ tạo, là tấm gương bất toàn phản chiếu mẫu mực của nó là Ba Ngôi Thiên Chúa.

      Lạy Chúa, xin ban cho con quả tim quãng đại để yêu người con không ưa. Xin cho vóng tay con luôn rộng mở để có thể ôm cả những người thù ghét chúng con.(x. Rabbouni )


Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

ĐỪNG TRẢ THÙ

                                          Còn Thầy, Thầy bảo anh em… 
  

Thầy bảo anh em: đừng chống cự người khác. ( Mt 5,39)

Một phút suy gẫm

       Ta vẫn thường nghe: Hữu thù bất báo phi quân tử ( có thù mà không trả không phải là người quân tử). Nhưng oan oan tương báo, dĩ hận miên miên ( nỗi oán thù không dứt, hận thù sẽ đời đời).
       Thông thường, mắt đền mắt, nợ máu phải trả bằng máu là luật tự nhiên, là lẽ công bằng. Nhưng với người môn đệ  Đức Giê-su, cần phải vượt lên trên lẽ thường ấy: Nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa.
       Lời dạy của Đức Giê-su không biểu hiện một thái độ yếu đuối, không cổ võ cho sự nhu nhược trước sự dữ, nhưng là thể hiện một tinh thần khoan dung, hiền từ; một tình yêu quãng đại và tha thứ. Vì tha thứ là một đỉnh cao của kinh nguyện Ki-tô giáo; Thiên Chúa chỉ ban ơn cầu nguyện cho tâm hồn nào biết hòa nhịp với lòng thương xót của Người.
      Nếu sự ác là bóng tối, thì ;lòng khoan dung là ánh sáng. Ánh sáng của lòng khoan dung sẽ đẩy lui bóng tối của hận thù. Nơi nào có bóng tối của hận thù, ở đó cần có ánh sáng củ tình thương.
      Lạy Chúa, xin cho con quả tim của Chúa, để giúp con vượt qua mọi hờn oán của nhỏ nhen, mọi trả thù ti tiện. Amen. (x. Rabbouni)


Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

LÒNG SÁM HỐI


                                                        

Tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều. (Lc 7, 47)

Một phút suy gẫm

        Dưới con mắt các người Biệt Phái, thì hành động của người đàn bà tội lỗi đang xức 

thuốc thơm trên đầu, đang chan hòa nước mắt trên chân Đức Kitô và lấy tóc mình lau 

chân Ngài chỉ là hành động khiêu khích của hạng gái điếm tội lỗi; còn Đức Kitô thì làm

 thinh đồng lõa với bà, bởi vì nếu là tiên tri như họ nghĩ, thì phải biết tránh xa loại người

 tội lỗi này! Quả thực từ sâu thẳm cõi lòng, nếu đã sẵn có thành kiến xấu và ác về một

 loại người nào đó, người ta sẽ sẵn sàng phê phán và kết án họ mãi mãi; và lập tức tâm

hồn kẻ kết án trở nên nhà tù cho chính mình trong các tư tưởng xấu xa gian ác đó. 


       Riêng Chúa Kitô thì nhìn sự kiện xức thuốc thơm và lau chân Ngài của người phụ


 nữ tội lỗi là một hành động ăn năn sám hối từ một con người đang muốn trở về đường

 ngay nẻo chính. Và chính sự kiện và hành động ấy lại trở nên bằng chứng để nhận

 được ơn tha thứ từ Thiên Chúa tình yêu nhân từ. Có lẽ các tông đồ lúc đó cũng rất 

ngạc nhiên và có thể cũng đang phản ứng như những người Biệt Phái không chừng.

nếu không có mẩu đối thoại giữa Đức Kitô và thánh Phêrô soi sáng cho. Kết luận của

Đức Kitô sau cùng là:"Tôi bảo ông, tội bà rất nhiều mà đã được tha rồi, vì bà đã yêu

 mến nhiều. Kẻ được tha ít, thì yêu mến ít." Như thế, tình yêu sám hối chính là việc đền

 tội sâu thẳm nhất của ơn tha tội.
 

       Bài học tình yêu sám hối và ơn tha thứ của Đức Kitô sẽ luôn dạy chúng con và

nhân loại một chân lý sâu xa tuyệt đỉnh: Hãy nhìn tha nhân bằng ánh mắt yêu thương

 của Chúa, chúng con sẽ cảm nhận được họ cũng chính là chúng con rất đáng thương

 khi phạm tội. Chúng con cũng như họ luôn có cơ hội biến thành người tốt khi ăn năn

sám hối bằng tình yêu tha thiết của mình. Chỉ có những kẻ cố chấp, vì cứ tưởng mình

 thánh thiện, sẽ mãi mãi không thể đổi được các tư tưởng giả hình trong đáy sâu tâm

 hồn mình; và như thế họ đang tạo ra ngục tù giam mình trong ảo tưởng hạnh phúc,

 thứ ngục từ của hận thù và ghen ghét. Chuyện Tin Mừng hôm nay là cả khung trời

 chân lý của tình yêu tha thứ và an bình từ Thiên Chúa ban cho những ai thực tâm sám

 hối trở về với Người. Lạy Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế rất nhân từ, xin thương xót thứ


 tha tội lỗi chúng con đã phạm đến Chúa, và xin ban cho chúng con cái nhìn như Chúa

đối với các tội nhân, để chúng con không bao giờ kết án bất cứ ai, nhưng luôn thông

cảm, thứ tha và nâng đỡ, vì họ chính là hình ảnh những yếu đuối và lầm lỡ trong đời 

sống của chúng con. Amen