Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

CHỌN CỬA HẸP

                           

         "Hãy chiến đấu để qua cửa hẹp mà vào." (Lc 13,24)

Một phút suy gẫm

        Chúng ta thường chú trọng đến số lượng hơn là chất lượng, những bộ vía "hoành tráng" hơn là phẩm chất của cuộc sống. Chẳng hạn; lãnh đạo các nước thích nói đến tăng trưởng GDP bình quân hằng năm, hơn là chú tâm làm cho chất lượng hạnh phúc của đời sống dân chúng tiến triển theo năm tháng. Không lạ gì Đức Giê-su không trả lời câu hỏi có nhiều hay ít  người được vào Nước Trời nhưng chỉ quan tâm nhấn mạnh điều kiện, phẩm chất để được vào Nước Trời. Với Ngài, cửa rộng thênh thang, con đường hưởng thụ thoải mái dễ chịu là con đường đưa đến sự hư mất. Trái lại, cửa hẹp của đời sống kỷ luật, nỗ lực hy sinh, chiến đấu với bản năng, sự ích kỹ lại là con đường đưa đến nguồn vui, hạnh phúc vĩnh cửu.
        Chúng ta cũng thích cửa rộng của sự hưởng thụ, dễ dãi với bản thân, chạy theo những thú vui mau qua của trần thế cửa hẹp của lối sống đạo đòi hỏi sự quên mình, khổ chế, vác thập giá mỗi ngày. Mong rằng Lời Chúa hôm nay thức tỉnh chúng ta để chúng ta vui vẻ và hạnh phúc khi chọn sống theo cửa hẹp.
Chúng ta cần chọn "cửa hẹp" trong việc sử dụng của cải, tiện nghi, hưởng thụ để bớt đi sự ích kỷ và thêm lòng quảng đại quên mình.
         Lạy Chúa Giê-su, Chúa dạy chúng con đi vào cửa hẹp của sự từ bỏ, vì cửa rộng thênh thang của sự dễ dãi, nuông chiều thân xác đưa chúng con đến chỗ hư mất linh hồn. Xin giúp chúng con ghi khắc Lời Hằng Sống của Chúa, và vui vẻ thực hiện lối sống "cửa hẹp" tronh sinh hoạt hằng ngày của chúng con. Amen
        .Lạy Chúa Giêsu,Chúa là nguồn sức mạnh nâng đỡ chúng con. Giữa cuộc đời đầy cám dỗ tội lỗi. Chúng con muốn buông thả theo những đam mê xác thịt mà lạc xa tình Chúa. Xin Chúa Giêsu Thánh Thể thêm ơn trợ giúp để chúng con chiến thắng bản thân của mình. Xin ban cho chúng con một sức mạnh để chúng con luôn chiến đấu với những yếu đuối của bản thân mình, ngõ hầu sống xứng đáng là con Chúa.
         Lạy Chúa Giêu mến yêu, xin cho chúng con biết yêu mến và phụng sự Chúa hết lòng hết trí khôn chúng con. Xin cho chúng con biết dùng cuộc đời để tôn vinh danh Chúa, ngõ hầu mai sau chúng con cũng được chung hưởng vinh quang trong Nước Chúa. Giữa cuộc đời đầy cám dỗ của danh lợi thú. Xin giúp chúng con luôn khôn ngoan tỉnh thức hầu tránh khỏi những đam mê lầm lạc. Xin giúp chúng con biết đứng dạy sau những lần vấp ngã, biết trông cậy vào ơn Chúa để sửa đổi bản thân, biết kiện toàn đời mình mỗi ngày một tốt hơn.
         Lạy Chúa, xin cho chúng con biết chiến đấu mà không sợ thương tích..., biết xả thân mà không trông đợi phần thưởng nào khác, ngoài sự nhận biết rằng chúng con đã làm theo Thánh ý Chúa luôn. Amen.
                            
                               






















Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

LÀ MEN TRONG BỘT

        "Nước Thiên Chúa giống như chuyện nắm men bà kia lấy vùi vào ba đấu bột, cho tới khi tất cả dậy men." (Lc 13,21)

Một phút suy gẫm

        Nước Thiên Chúa không đến một cách ầm ĩ như một biến cố thấy được từ bên ngoài. Trái lại nước đó: "Gio6ng như men bị chôn vùi giữa thúng bột, Nước Thiên Chúa bị chôn vùi giữa lòng thế giới. Giống như men, dậy lên cách âm thầm, tuy ít, nhưng lại có khả năng biến đổi cả thúng bột nhiều hơn nó gấp bội, Nước Thiên Chúa cũng biến đổi thế giới từ bên trong, bằng chính những nhân tố của thế giới.
       Dụ ngôn men trong bột đề ra một linh đạo thích hợp đặt biệt với tính cách trần thế của người giáo dân. Ngưới giáo dân làm chứng cho Tin Mừng không phải bằng cách tách ra khỏi thế giới, nhưng bằng cách đi vào giữa lòng thế giới, dùng chính đời sống hằng ngày của mình để thánh hóa bản thân và nhờ đó thánh hóa thế giới. Không phải thời gian chúng ta ở trong nhà thờ, nhưng chính là thời gian chúng ta ở gia đình, ở trường học, ở nhà máy, ở xí nghiệp, ở công ty,.... mới chiếm phần lớn cuộc sống của chúng ta. Là men trong bột, sứ mạng của người môn đệ Chúa Ki-tô là thực thi giáo huấn Tin Mừng ngay trong những bổn phận của mình tại gia đình, trong môi trường học hành làm việc của mình.
        Lạy Chúa xin cứ dùng chúng con theo thánh ý Chúa,..... xin cứ dùng chúng con làm tất cả cho mọi người được hạnh phúc an vui. Còn phần con, xin gửi hết nơi Ngài là tình yêu và lẽ sống của chúng con.


                                         


       Giáo Hội, từ một nhúm nhân là Mười Hai vị Tông Ðồ làm nền tảng, ngày nay đã lan rộng ra khắp năm châu bốn bể. Giáo Hội đã dâng lên Thiên Chúa bao vị thánh, bao mẫu gương thiện hảo đang làm biến đổi thế giới.
Xin Chúa giúp mỗi người chúng con ý thức từng lời nói, hành động nhỏ bé của chúng con, để như men, như hạt cải được lớn lên cho Nước Trời mau lan rộng trong tâm hồn mọi người. Amen.





Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

ĐỨC ÁI: LINH HỒN CỦA LỀ LUẬT


       "Còn bà này, là con cháu ông Apbraham, bị Xatan trói buộc đã 18 năm nay, thì chẳng lẽ lại không được cưỡi xiền xích đó trong ngày Sabat sao?" (Lc 13,17)

 Một phút suy gẫm

        Chứng kiến phép lạ Chúa làm, và nhất là nghe câu trả lời của Chúa, không chỉ người đàn bị bà còng lưng được Chúa chữa lành mới vui mừng, mà dân chúng cũng hân hoan, bởi vì cả họ nữa, họ cũng được giải thoát khỏi những trói buộc ngặt nghèo của những người canh giữ lề luật. Ngược lại, viên trưởng hội đường bị đặt vào một vị thế khó chịu: ông này " tức giận và hổ thẹn" vì Chúa vạch rõ một lẽ phải hết sức hiển nhiên của lòng nhân ái mà ai ai cũng đều thấy rõ chỉ trừ một mình ông, Qủa thê, bò lừa còn được các ông dẫn đi uống nước trong ngày Sabat, phương chi là người con cháu của ông Apbraham, một người chị em với ông, đã bị trói buộc 18 năm: tại sao phải nấn ná chờ đợi? Không phải vì ông hko6ng có khả năng hiểu được điều này; nhưng ông chỉ biết khư khư giữ luật mà quên mất cứu cánh và linh hồn của lề luật là bác ái. Vì óc câu nệ lề luật mà ông trở nên tàn nhẫn trước nỗi đau của người đồng loại và người chị em của mình.
        Lạy Chúa là Đấng toàn ái, Chúa đã dạy chúng con: yêu thương là chu toàn lề luật, xin ban cho chúng connhững ơn cần thiết và sức mạnh để sống đức ái với anh chị em chúng .

       Thật trùng hợp khi ngày nay trong chúng ta, vẫn có khối kẻ sống nệ luật như ông Trưởng Hội Đường này. Chúng ta đã dùng luật Chúa và luật Giáo Hội để lên án tố cáo người khác, không đúng nơi, đúng lúc. Một cách không nhân nhượng. Chúng ta dễ dàng thoải mái xét đoán khi không có thẩm quyền ấy và nhiều khi những lời tố cáo đó chỉ theo nhãn quan tình cảm của ta mà thôi. Như người Do Thái xưa đã dùng luật mà lên án Chúa Giêsu, ngày nay chúng ta cũng dùng chính Lời Chúa để kết tội người khác một cách vô tình hay hữu ý.
       Lạy Chúa, xin cho chúng con biết soi mình vào tấm gương Lời Chúa để sửa mình, chứ không để tố cáo người anh em cách vô tội. Nếu phải buộc nói ra vì trách nhiệm, vì bổn phận… xin cho chúng con biết nói trong tinh thần bác ái, để lời nói của chúng con bây giờ sẽ không là lời kết án chúng con trước tòa Chúa sau này.  Xin Chúa nhậm lời chúng con. Amen.


Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

NHÌN BẰNG CẶP MẮT ĐỨC TIN




        "Lạy ông Giê-su, Con Vua Đa vít, xin dủ lòng thương tôi!" Nhiều người quát nạt bảo anh ta im đi, nhưng anh ta càng kêu lớn tiếng: "Lạy Con Vua Đa vít, xin dủ lòng thương tôi!" (Mc 10,47-48)

Một phút suy gẫm

       Không phải vô cớ mà có người nói: Cần phân biệt thị giác và thị lực! Qủa thật, lắm khi các bộ phận của thị giác có đầy đủ nhưng người ta "nhìn" mà vẫn không "thấy", hoặc thị lực lại có vấn đề nên chỉ nhìn thấy những hình ảnh mập mờ, méo mó. Ngược lại có người mắt mù nhưng lại "thấy" tinh tường hơn cả người sáng mắt, bởi vì họ nhìn với cả trí óc và con tim. Anh mù Batime là một trong số những người đó: Anh "nhìn" bằng đôi tai thay cho cặp mắt để nghe biết người đang đi qua đời anh "đó là Đức Giê-su Nadaret". Và nhờ "cặp mắt Đức Tin" anh "thấy" Đức Giê-su Nadaret chính là "Con Vua Đa vít" có quyền năng chữa lành anh. Được Chúa gọi tới, anh đã nói lên nỗi khao khát của anh: "Xin cho tôi được thấy". VàChúa đã đáp lời: "Đức Tin của anh đã cứu chữa anh!".
        Nhín bằng cặp mắt Đức Tin là cái  nhín "thấy" được Thiên Chúa trong mọi sự và "thấy" được mọi sự trong Thiên Chúa. Đó là cái nhìn của. Đức Ki-tô, cái nhìn đầy lòng thương xót, biết nhạy bén cảm thông những nỗi niềm của anh em, đó là cái nhìn bao dung, nhẫn nại để loan báo sứ điệp của Chúa "hãy sám hối và tin vào Tin Mừng"
        Chúng ta hãy kiểm tra thị lực thiêng liêng của mình bằng cách xét mình; Trong mọi công việc xảy ra hằng ngày chung quanh đời sống của mỗi người, chúng ta có nhìn bằng cái nhìn của Đức Ki-tô không.

        Lạy Chúa xin cho đôi mắt tâm hồn của chúng con luôn được sáng, để con thấy Chúa là tất cả, thấy anh em mình thật dễ thương, dễ mến và thấy con càng nhỏ bé đi trong vòng tay yêu thương của Chúa. Amen.

         Lạy Chúa Giêsu, Chúa thi ân cho chúng con rất nhiều, nhưng chúng con được bao nhiêu còn tùy theo chúng con biết đón nhận và tin vào tình thương của Chúa. Cuộc sống của chúng con sẽ ở mãi trong tình trạng mù tối và bất hạnh, nếu chúng con không tin vào Chúa, không cậy dựa vào Chúa. Xin cho chúng con biết tìm đến với Chúa, để Chúa cho chúng con ánh sáng mà nhận ra ý nghĩa và gia trị đích thực của đời mình. Amen."Lạy Thầy, xin cho tôi được thấy".

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

CƠ HỘI ĐỂ SÁM HỐI


                                

        "Tôi nói cho các ông  biết, nếu các ông không chịu sám hối, thì các ông cũng sẽ chết y như vậy ." (Lc 13,5)

Một phút suy gẫm

         Gần đây báo chí tường thuật nhiều trường hợp cái chết "từ trên trời rơi xuống"  những chiếc "xe điên" bỗng dưng mất lái đâm thẳng vào nhà dân, gây thương tích, tử vong cho nhiều người. Dân gian dễ lấy quan điểm  "ác giả ác báo" để qui kết những người bị nạn  hoặc thậm chí cha ông họ đã ăn ở thất đức nên mới bị "quả báo nhãn tiền" như vậy. Lời Chúa hôm nay cũng thuật lại thái độ tương tự của người Do Thái đối với những người "chết oan" trong hai biến cố thời sự: họ cho rằng hẳn là những người gặp nạn đó bị Chúa trừng phạt vì họ tội lỗi hơn những người khác. Chúa Gie-su bác bỏ lối lý giải kiểu "quét rác sang nhà hàng xóm" đó và mời gọi mỗi người phải coi những biến cố như vậy như một lời cảnh báo, một cơ hội để sám hối, vì "nếu  không chịu sám hối thì cũng sẽ chết như vậy"
        Một nhà thơ đã nói: "Mỗi cái chết của  một người khác là một tiếng chuông báo trước cho bạn biết về tương lai của chính mình". Mọi biến cố xảy ra đều là những lời nhắc nhở chúng ta luôn sẵn sàng cho những tình huống xấu nhất đó bằng cách sống một đời sống tốt: Đó là luôn sống hết mình cho công việc mà chúng ta đang đảm trách trong giây phút hiện tại này.
         Lạy Chúa , sám hối không phải là điều dễ dàng bởi lẽ chúng con không đủ khiêm tốn để nhận mình lầm lỗi. Xin Chúa giúp chúng con biết hoán cải thực sự để dám chấp nhận những cắt tỉa đau đớn và những hành động sửa lỗi cụ thể. Amen.

Trái vả

Cây vả trong vườn nho .


         Lạy Chúa, giữa một cuộc sống đầy những hưởng thụ vật chất đã làm cho chúng con bị cuốn hút. Nhiều khi chúng con sống trong tình trạng tội lỗi, tệ nạn, mất công bằng mà chúng con vẫn xem là chuyện bình thường. Vẫn chai lì trước lời cảnh báo của Chúa. Xin cho chúng con được Thánh Thần của Đức Kitô soi dẫn để được ơn đổi mới của Ngài, để đời sống đức tin của chúng con như những cây vả sinh nhiều hoa trái làm chứng cho tình thương của Thiên Chúa.


Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI

      "Cảnh sắc đất trời thì các ngươi biết nhận xét, còn thời đại này, sao các ngươi lại không biết nhận xét?" (Lc 12,56)

Một phút suy gẫm

        Chúng ta lắm khi bỏ quên hiện tại chỉ vì mải tiếc nuối, mơ mộng về một quá khứ vàng son. Điều vẫn thường xảy ra nhiều hơn đó là chúng ta vẫn nhìn vào hiện tại nhưng lại không đọc ra dấu chỉ của nó để thấy được những bài học, chỉ dẫn cho tương lai. Lời Chúa hôm nay cũng nói lên tình trạng đó nhưng trong lĩnh vực tinh thần  và siêu nhiên. Người ta biết quan sát trời trăng, nắng gió để đoán định thời tiết, biết khảo sát thị trường để hoạch định việc sản xuất làm ăn. Thế nhưng trước những "dấu chỉ của thời đại" thì người ta lai không đọc ra ý nghĩa của chúng; và nhất là không nhận ra được Thánh ý Chúa nơi những dấu chỉ đó.Dấu chỉ của thời đại ngày nay có nhiều. Có thể kể ra một số:
  • Dấu chỉ tích cực: khao khát sự thật, hoạt động cho công bằng xã hội của lớp người trẻ... 
  • Dấu chỉ tiêu cực: chiến tranh sắc tộc, thiên tai, giá trị đạo đức suy đồi, khuynh hướng tục hóa, hưởng thụ..
         Nhưng dấu chỉ đó có thể khích lệ ta mà cũng là lời cảnh báo ta. Chúng ta không lạc quan "tếu" trước những dấu chỉ tích cực và cũng không quá bi quan vì những tín hiệu tiêu cực. Quan trọng là " biết nhận xét" đúng - sai, lợi - hại. Cần soi rọi chúng dưới ánh sáng Tin Mừng:; việc đọc và suy gẫm Lời Chúa mỗi ngày sẽ giúp chúng ta đạt được điều đó.
        Trong giờ suy niệm Lời Chúa, chúng ta nhìn lại một biến cố vừa xảy đến cho chúng ta và suy xét Chúa muốn nói gì với chúng ta qua biến cố này.
         Lạy Chúa, xin dạy con biết đếm tháng ngày mình sống, ngõ hầu tâm trí được khôn ngoan Amen
        .Lạy Chúa Giêsu, với tình yêu bao la trời bể, Chúa đã xuống thế làm người và ở giữa nhân loại chúng con. Chúa còn thiết lập Bí Tích Thánh Thể để ở cùng chúng con mọi ngày cho đến tận thế. Chúa chính là dấu chỉ cho sự sống đời đời giữa nhân loại chúng con. Xin cho chúng con nhận ra sự hiện diện của Chúa để chúng con biết tôn thờ Chúa trên hết mọi sự.
         Lạy Chúa, cuộc đời hôm nay trăm phương ngàn lối. Chúng con như lạc vào một thế giới hư ảo, một thế giới luôn lôi kéo con người sống hưởng thụ, sống rời xa tình Chúa. Chúng con mải mê chạy theo những nhu cầu của thân xác mà lãng quên giá trị tinh thần. Xin tha thứ cho chúng con. Xin cho chúng con nhận ra sự thái hóa, bất cập của mình, ngõ hầu biết dung hòa trong đời sống làm con người và làm con Chúa của chúng con.
          Lạy Chúa, xin cho chúng con biết sáng suốt nhận ra con đường đúng đắn cho cuộc đời. Xin giúp chúng con biết chọn lựa Chúa là gia nghiệp hơn là những thú vui mau qua đời này. Amen.


Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

BÙNG CHÁY NGỌN LỬA "GIÊ-SU"

       "Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên". (Lc 12,49)

Một phút suy gẫm


   "Vũ khí mạnh nhất của thế giới la ngọn lửa bùng cháy trong tâm hồn của con người" (Thống chế Foch). Lửa mà Chúa Giê-su ném vào mặt đất và muốn bừng lên trong tâm hồn con người là lửa nào? Thưa là lửa từ Trái Tim của Ngài: lửa Yêu mến Chúa Cha, lửa yêu thương hko6ng giới hạn với con người. Vì lửa tình yêu ấy, Ngài đã tự hủy, từ trời xuống thế làm con người. Là lửa nhiệt thành của Chúa Thánh Thần. Tình yêu bùng cháy lên trong tâm hồn các Tông đồ ngày lễ Hiện Xuống, ngọn lửa sưởi ấm trái tim nguội lạnh hai môn đệ trên đường Emmau sau khi gặp Đức Ki-tô Phục Sinh. Đó cũng là ngọn lửa thanh luyện ta khỏi những cặn dơ của tính hưởng thụ ích kỷ, thói tôn sùng cái tôi.
     Để ngọn lửa tình yêu, nhiệt thành ấy có thể bùng cháy trong trái tim, chúng ta cần - như Đức Giê-su - phải dìm sâu trong một kinh nghiệm kinh khủng: từ bỏ mình, từ giã ý riêng, từ biệt một số sở thích cá nhân. Vượt qua kinh nghiệm kinh khủng này, với Trái tim bùng cháy lửa "Giê-su", chúng ta có thể làm được cả những điều tưởng như ngoài tầm tay của chúng ta.
     Lạy Chúa Giê-su, Chúa mong ước ngọn lửa yêu thương, nhiệt thành bùng cháy lên trong cộng đoàn chúng con. Xin cho trái tim của chúng con búng cháy lửa yêu thương, nhiệt thành ấy qua cung cách sống mỗi ngày. Amen.

            Lạy Chúa Giêsu,xin cho chúng con ngọn lửa trong Trái Tim Chúa,ngọn lửa của tình yêu Cha và nhân loại.

         Xin làm tim con ấm lại mỗi ngày,nhờ được nghe Chúa nói như hai môn đệ về Emmau,và được Chúa nuôi bằng bánh ban sự sống.Xin soi sáng chúng con bằng ngọn lửa rực rỡmỗi khi chúng con cầu nguyện hay quyết định.Xin thanh luyện chúng con bằng ngọn lửa hồngcủa những thất bại đắng cay trên đường đời.Ước gìchúng con luôn có lửa nhiệt thànhđể hết lòng phụng sự Nước Chúa,lửa tình yêu để vượt qua những hận thù đố kỵ.  Lạy Chúa Giêsu,thế giới hôm nay vẫn bị tối tăm, lạnh lẽo đe dọa.Xin ban cho chúng con những lưỡi lửađể chúng con đi khắp địa cầuloan báo về Tình Yêu và gieo rắc Tình Yêu khắp nơi. Amen.   






Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

ĐEM ĐỜI VÀO ĐẠO, ĐEM ĐẠO VÀO ĐỜI

        "Nhưng nếu người đầy tớ ấy nghĩ bụng: 'Còn lâu ông chủ mới về,' thế rồi hắn bắt đầu đánh đập tôi trai tớ gái và chè chén say sưa. Chủ hắn sẽ đến vào ngày hắn không ngờ, vào giờ hắn không biết, ông sẽ tống cổ hắn đi, bắt chung số phận với những tên phản bội". (Lc 12,45-46)

Một phút suy gẫm

        Hiện diện như không hiện diện, có vẻ đang vắng mặt nhưng thực ra vẫn ở bên cạnh ta, đó là cách thế tế nhị Chúa dùng để giúp ta trưởng thành. Vì thế, lúc nào Chúa cũng có mặt trong cuộc đời ta, nhưng một cách kín đáo. Tiếc thay ta lại hay quên điều quan trọng này! Ta thường chia cuộc đời thành nhiều ô hộc, đời và đạo không hề dính líu, quan hệ gì với nhau: ô hộc này có Chúa hiện diện như ô hộc nhà thờ, ô hộc đọc kinh,.... còn ô hộc kia thì Chúa không có mặt hay chỉ có mặt một cách mơ hồ, như ô hộc lao động, ô hộc sinh hoạt hằng ngày, ô hộc nghỉ ngơi... Trong những ô hộc này, ta không hề nghĩ đến Chúa, thậm chí còn mời Chúa đi chơi chỗ khác cho mình dễ làm ăn!
      Chúa không bao giờ đi vắng, nhưng luôn hiện diện trong cuộc đời chúng ta để khích lệ, nâng đỡ, an ủi, ban ơn....Chúng ta luôn sống dưới cái nhìn yêu thương và bàn tay che chở của Chúa.
Để luôn nhớ có Chúa hiện diện, chúng ta hãy:
  • Đem đạo vào đời: sống Lời Chúa trong mọi sinh hoạt trần thế như gia đình, lao động, học hành...
  • Đem đời vào đạo: dâng lên Chúa những vui buồn của đời thường trong Thánh lễ, kinh nguyện...Lạy Chúa Giê-su, Chúa vẫn luôn hiện diện bên cạnh chúng con, nhưng bằng cách vô hình, kín đáo, để giúp chúng con trưởng thành. Xin cho chúng con luôn sống trưởng thành dưới cái nhìn yêu thương của Chúa. Xin Chúa nhậm lời chúng con .Amen

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

      Chúng con xin tạ ơn Chúa vì biết bao ân huệ Chúa ban xuống trên cuộc đời chúng con. Chúa muốn chúng con dùng ân huệ Chúa ban để tôn vinh và ngợi khen Chúa. Xin Mình Máu Thánh Chúa nâng đỡ, bổ sức để chúng con biết phát triển những khả năng Chúa ban và dùng chúng để phục vụ tha nhân.
      Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa yêu thương chúng con vô ngần. Chúa còn tặng ban cho chúng con thật nhiều ân huệ nhưng không của Chúa. Xin cho chúng con biết sử dụng ân huệ theo thánh ý Chúa. Xin giúp chúng con biết đền đáp tình thương Chúa bằng những việc lành phúc đức, bằng sự chu toàn bổn phận hằng ngày. Xin giúp chúng con thắng vượt tính lười biếng, bê trễ trong bổn phận. Xin canh chừng hồn xác chúng con khỏi những thói hư tật xấu.
    Lạy Chúa, xin ngự đến linh hồn chúng con và thánh hiến chúng con nên người tông đồ của Chúa. Xin cho chúng con luôn biết trung tín trong bổn phận, để chúng con được xếp vào hàng ngũ những người khôn ngoan của Nước Trời. Amen




Thánh Antôn Maria Claret, Giám Mục (1807-1870)


        Thánh Antôn Maria Claret sinh trưởng trong một gia đình đạo đức tại Sallent nước Tây Ban Nha năm 1807.
          Từ nhỏ, ngài đã có lòng kính mến Ðức Mẹ và phép Thánh Thể.
          Lên 15 tuổi, ngài thôi học và giúp cha mẹ trong việc buôn bán. Với tài tháo vát và đức tính chăm chỉ, ngài xây dựng một gia tài vĩ đại. Nhưng ngài không cảm thấy sung sướng trước cảnh giàu sang đó. Bởi thế, ngài đã từ bỏ tất cả và xin vào Chủng Viện. Năm 1835, ngài chịu chức linh mục và hoạt động trong một xứ đạo rộng lớn. Công tác mục vụ của ngài nhằm giảng dạy lời Chúa, khuyến khích việc tôn sùng Ðức Mẹ và bí tích Thánh Thể. Ngài được mời về Rôma giữ chức quản lý tại Thánh Bộ truyền bá đức tin. Mãn nhiệm kỳ I, ngài trở về Tây Ban Nha đi truyền đạo tại Calaunia và Fortunata. Với ơn Chúa, ngài biến hai xứ đạo nhỏ bé này thành nơi cầu nguyện, tôn sùng Ðức Mẹ và Thánh Thể nổi tiếng. Ngài quy tụ các giáo sĩ và thiết lập hội dòng Ðức Mẹ Vô Nhiễm năm 1849, hầu phổ biến lòng sùng kính Ðức Mẹ. Với nhân đức và tài năng Chúa ban, ngài được tuyển chọn là Tổng Giám Mục giáo khu Santiago tại Cuba năm 1850. Ngài tiếp tục kiến thiết và canh tân khu vực trách nhiệm của ngài. Ngài được nổi tiếng nhờ hồn tông đồ nhiệt thành, canh tân các Chủng Viện và đời sống các tu sĩ, giáo sĩ về tín lý và kỷ luật. Ngoài ra, công tác xã hội cũng như việc giáo dục giới trẻ, nhất là thanh nữ, vẫn còn vang tiếng đến ngày nay. Năm 1857, trở thành cha Giải Tội và cố vấn cho nữ hoàng Tây Ban Nha. Tại công đồng Vaticanô I, ngài đem tất cả khôn ngoan để bênh vực quyền "Bất khả ngộ của Ðức Giáo Hoàng".
            Ngài chết tại Frontfroide, nước Pháp năm 1870.
         Ðức Piô XI phong ngài lên bậc Chân Phước và Ðức Piô XII phong Hiển Thánh năm 1950.



Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

TỈNH THỨC SẴN SÀNG

       "Anh em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn. Hãy làm như những người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ vừa về tới và gõ cửa, là mở ngay". (Lc 12, 35-36)


Một phút suy gẫm

        Người Do Thái thường tổ chức tiệc cưới lớn, ăn uống dây dưa suốt mấy ngày đêm, có khi kéo dài cả tuần lễ. Vì thế, ngồi đợi chủ đi ăn cưới trở về không phải chuyện dễ . Có thể chủ về nữa đêm hay giữa ban ngày, có thể ông về nữa đêm hay lúc tảng sáng. Nhất là khi chủ đi ăn cưới xa khi không biết ngày nào ông mới về và về giờ nào. Do đó, muốn đợi chủ đi ăn cưới về thì phải sẵn sàng dầu đèn, tư thế sẵn sàng để phục vụ. Phong thái này, người ta vẫn thường nói tới như là tư thế sẵn sàng, sống trong tỉnh thức. Nghĩa là, bất cứ khi nào Chúa đến, con người ấy vẫn luôn sẵn sàng đón Ngài.      Chúa Giê-su muốn những ai tin Ngài đều sống với tinh thần này, sẵn sàng chờ Ngài lại đến. Ngài sẽ đến bất chợt như ông chủ đi xa trở về. Vì chẳng ai biết được vào ngày nào, giờ nào Chúa sẽ đến, nên chúng ta được mời gọi sống tỉnh thức, sẵn sàng chờ đón Chúa mỗi ngày, mỗi giây phút của cuộc sống chúng ta.     Lạy Chúa Giê-su Cứu thế, giờ này đây, xin hãy đến và gõ cửa hồn con. Xin thúc đẩy lòng con để con ao ước Chúa đến mỗi ngày. Xin Chúa đến và ở lại với con, ngõ hầu con được ở với Chúa và để con luôn có Chúa ở trong con. Amen.
     Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa yêu chúng con vô ngần. Xin giúp chúng con tỉnh thức trước những cám dỗ mời mọc chúng con xa Chúa. Xin cho chúng con biết yêu mến Chúa trên hết mọi sự, ngõ hầu biết trung thành với Chúa luôn. Amen

     Lạy Chúa, sống giữa cuộc đời chúng con phải lo lắng sắm sửa cho mình rất nhiều thứ. Có những thứ cần dùng. Có những thứ để tích luỹ. Đó là kẻ khôn ngoan. Nhưng Chúa ơi, sao chúng con lại quá dại khờ với những giá trị Nước Trời. Chúng con chưa chuẩn bị gì cho ngày chúng con định cư vĩnh viễn nơi quê trời. Chúng con quá bon chen cuộc sống vật chất mà quên đi chuẩn bị hành trang cho Nước trời mai sau. Xin giúp chúng con biết tích luỹ công đức trước mặt Chúa bằng những hy sinh sống theo thánh ý Chúa, những từ bỏ đam mê tật xấu để hoàn thiện mỗi ngày thánh thiện hơn.

Phải sẵn sàng chờ chủ về




                                                                      23 Tháng Mười
                                                              Thánh Gioan ở Capistrano
                                                                      (1385-1456)

      Thánh nhân sinh tại Capistranô vào năm 1386. Năm 30 tuổi, ngài gia nhập dòng Phanxicô. Sau thời gian sống tại nhà tập với những hy sinh khiêm hạ, ngài theo học thần học. Vào năm 1425, ngài thụ phong linh mục và bắt đầu đi rao giảng khắp nước Ý. Ngài đã thúc đẩy lòng nhiệt thành của mọi người bằng những bài giảng và phép lạ kèm theo. Các Ðức Giáo Hoàng trao cho ngài những sứ mạng khó khăn tại Âu Châu cũng như tại đất thánh. Ngoài ra, ngài còn góp phần vào việc canh tân nhà dòng tại Ý và Pháp, đồng thời ngài dồn mọi nỗ lực trong suốt 5 năm trường để chống lại lạc giáo. Sau khi thất bại trận tại Constantinople (1453), áp lực của quân Thổ Nhĩ Kỳ đè nặng trên nước Hung Gia Lợi, ngài đã giảng thuyết và chiến đấu trong hàng ngũ Thập Tự Quân (14/7/1456). Ba tháng sau, vì kiệt sức, ngài qua đời bình yên trong một nhà dòng.

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

CỦA CẢI ĐÍCH THỰC

  

"Hãy giữ mình khỏi mọi thứ tham lam".

Một phút suy gẫm

        Một trong những thứ cám dỗ thường tình của con người là tiền bạc của cải. Ai cũng hám của cải, bạc vàng: không có thì ước ao cho có, có ít thì mong có nhiều, có nhiều lại muốn nhiều hơn, thật là "lòng tham không đáy"! Chúa Giê-su nhiều lần cảnh giác mọi người về việc sử hữu và sử dụng của cải. Ngài dạy thái độ phải có khi đứng trước tiền bạc: không ham hố, bằng lòng với hoàn cảnh của mình, biết sử dụng của cải để mua Nước Trời; biết chia sẻ cho người không có; không dính bén tiền bạc; không tôn thờ nó như là Chúa của mình.
        "Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày". Bạn đừng để lời cầu nguyện trên đi ngược với thực tế, tức là miệng thì cầu xin như vậy, mà lòng lại quá bận tâm với việc tìm kiếm cơm -áo-gạo-tiền. Hãy tin rằng Chúa là Cha nhân từ sẽ quan phòng chăm nom mọi sự vật chất cần thiết cho ta.
         Xã hội Việt Nam còn quá nhiều người thiếu cơm ăn, áo mặc. Người Ki-tô hữu có nghĩa vụ chia sẻ của cải vật chất cho anh em. Hãy sống theo gương các tín hữu thuở ban đầu:"Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tùy theo nhu cầu". (Cv 2,44-45)
           Lạy Chúa, Chúa đã chiến thắng cơn cám dỗ về bánh ăn trong sa mạc. Xin giúp chúng con thoát khỏi sự ham hố của cải trần gian, tin rằng Nước Trời mới là của cải vĩnh hằng, và Chúa thật là gia nghiệp vĩnh cửu của con. Amen.

         Trong mỗi con người đều có rất nhiều thứ tham lam, vì lòng tham của con người như một túi không có đáy, cứ chất chứa mãi mà không thấy đầy. Vì trong lòng có quá nhiều thứ để tham, nên con người đã đầu tư vào đó tất cả trí tuệ, sức lực và thời gian, cùng  những mưu mô xảo quyệt sẳn có trong mình, thêm vào đó với những mưu mô, xảo quyệt độc ác học được trên đường đời, để thực hiện đạt cho được lòng tham của mình. Điều này họ có thể thành công. Nhưng sự thành công này của họ, sẽ đem lại gì cho bản thân của họ; có phải chăng là sự bất an trong tâm hồn của họ; bởi những tội lỗi của họ đã phạm do bởi lòng tham mà ra. Và nếu cái chết bất ngờ đến với họ, thì tất cả công khó đã bỏ ra, họ còn giữ được gì cho họ. Đối với người Ki-tô hữu, chúng ta tin có sự sống đời sau, và trần gian chỉ là nơi trau dồi, tôi luyện chuẩn bị cho cuộc sống mai sau trong Nước Trời. Nên phải biết đầu tư vào đời sống mai sau, và luôn trong tư thế sẵn sàng rời bỏ trần gian này bất cứ lúc nào, vì đã và đang tỉnh thức trong cầu nguyện và sám hối Xin Chúa nhậm lời chúng con .Amen..



Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2012

NÉT ĐẸP TRUYỀN GIÁO

      "Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người". (Mc 10,45)

Một phút suy gẫm

       Bài Tin Mừng hôm nay - Chúa Nhật 29 thường niên B - có thể sử dụng để suy niệm về một nét đẹp khác nữa của việc truyền giáo hôm nay: Chúa Giê-su là nhà truyền giáo đầu tiên Chúa Cha gửi đến trần gian để loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa. Mục tiêu của Ngài là phục vụ. Trước hết là phục vụ Tin Mừng, sau là phục vụ mọi người để Tin Mừng được sáng tỏ. Nói cách khác, Chúa Giê-su trở nên chứng tá của Tin Mừng qua cách phục vụ, chứ không chỉ nói suông. Truyền giáo là làm sao cho mọi người nhìn nhận Tin Mừng của Thiên Chúa và làm cho họ biết phụng sự Thiên Chúa và phục vụ nhau, xây dựng Nước Chúa thấm đẫm tinh thần hy sinh, bác ái. Bao lâu Ki-tô hữu còn để mình được phục vụ mà không phục vụ người khác thì Tin Mừng khó có cơ may bén rễ và phát triển trên thế gian này.       Chúng ta đã và đang chứng kiến bao nhiêu người đã cúi xuống để tận tụy chăm sóc bệnh nhân, bao nhiêu người thiện nguyện không ngại chấp nhận nguy hiểm để dấn thân cho công bình xã hội, chăm sóc giáo dục cho bao trẻ em bị cơ nhỡ,.....Những con người này chắc chắn ít nhiều đang làm thay đổi não trạng thế tục  và thực dụng của con người ngày nay, muốn coi cuộc sống đời này như một cơ hội để giành giật những mối lợi cá nhân, những sở hữu riêng tư.        Lạy Chúa Giê-su, "xin cho con biết mến yêu và phục vụ Chúa trong mọi người".



       Khánh nhật tuyền giáo, quả là ngày hội của những chứng nhân của Tin Mừng, vì “Đức Tin không có hành động là Đức Tin chết”, cũng như con người không có máu thì con người sẽ chết. Nên chi, khánh nhật truyền giáo là dịp để bày tỏ đức tin cho thế gian soi tỏ.

      Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã yêu thương thế gian và đã chết cho thế gian, nhưng Chúa đã phục sinh để cứu thế gian.Vì Chúa không muốn thế gian phải chết, nhưng muốn thế gian nhận biết và thực thi theo lời của Chúa để được sống, xin Chúa thương ban cho trên cánh đồng truyền giáo của Giáo Hội, ngày càng có nhiều chiến sĩ đức tin trung kiên, để họ biết đem tình thương của Chúa gieo vãi cho thế nhân, hầu họ nhận biết THIÊN CHÚA là Cha giàu lòng thương xót duy nhất. Xin Chúa nhậm lời chúng con. Amen.

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012

GIAN NAN CHO NIỀM TIN

"

"Khi người ta đưa anh em ra trước hội đường, trước mặt những người lãnh đạo và những người cầm quyền... trong giờ đó, Thánh Thần sẽ dạy cho anh em biết những điều phải nói". (Lc 12,11-12)

Một phút suy gẫm


        Trong Tự Sắc "Cánh Cửa Đức Tin" Đức Thánh Cha Benedicto XVI nói: "Giao hội tiếp tục cuộc lữ hành giữa những cuộc bách hại trần thế và những an ủi của Thiên Chúa, loan báo cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa cho đến khi Ngài đến". Hôm nay chúng ta đã bước vào năm Đức Tin, Chúa Giê-su nhắc nhở rằng  chúng ta vẫn luôn trải qua những gian nan cho niềm tin của mình. Nhưng có Chúa nâng đỡ và phù trì, sự gian nan khốn khổ ấy không làm chết nghẹt Đức Tin và lòng cậy của chúng ta. Vậy, chúng ta hãy can đảm đối đầu, chấp nhận chịu đựng gian nan khốn khó ví Chúa và vì Tin Mừng, đó là bằng chứng niềm tin hùng hồn và tình mến nồng nàn đối với "Đấng đã yêu thương và hiến mạng vì tôi". 

        Để loan báo Tin Mừng cho Nước Chúa, Chúa Giê-su mời gọi chúng ta phải hy sinh, từ bỏ. Cho nên, khi chấp nhận hy sinh của cải, danh dự, sự nghiệp hay từ bỏ thói hư tính xấu dù phải thiệt thòi, thiệt thân, chính lúc đó đức tin của chúng ta được vững mạnh và vẹn toàn. Bạn hãy can đảm vượt lên trên những khốn khó đó để vững vàng xưng Đạo Chúa ra trước mặt thiên hạ.       

       Chúng ta hãy sống ba không trong năm Đức Tin này: không gian dối, không tham lam và không ích kỷ.     

      Con muốn quyết tâm sống sao cho xứng danh người môn đệ Chúa. Xin Chúa thương nâng đỡ con, để nếu con nghèo, thì đừng vì nghèo mà gian tham; nếu con bị người ta vô ơn, con đừng bất mãn để rồi không sống bác ái nữa; giả như con bị  anh em xúc phạm đến danh dự thì đừng để lòng thù oán. Luôn sống theo tinh của Chúa trong mọi hoàn cảnh, đó là con đang tuyên xưng Chúa là Thầy và là Chúa của con.        

      Lạy Chúa, con tin vào Lời Chúa: “Ai tuyên xưng Ta trước mặt thiên hạ, Ta sẽ tuyên xưng nó trước mặt Cha Ta”. Các thánh đã được hưởng lời hứa đó. Con quyết sống trung thành với Chúa và can đảm sống theo đường lối Chúa, để mai sau Chúa cũng sẽ nói với con: “Hỡi  đầy tớ tốt lành và trung tín, hãy vào hưởng sự vui mừng với  Chủ ngươi”. Amen.

     Lạy Chúa, chúng con là những thành viên của truyền thông xin Chúa giúp chúng con biết loan báo Tin Mừng của Chúa đến cho mọi người xung quanh con chưa nhận biết Chúa. Xin Chúa nhậm lời chúng con .Amen.       

      Lạy Chúa, cuộc sống của con hôm nay dễ làm con quên Chúa. Con không chối Chúa trực tiếp như thánh Phêrô đã chối Chúa. Tuy thế, vì đồng tiền chi phối, công việc bận rộn, bổn phận nặng nhọc, các gương xấu và dịp tội nhan nhản, con như  bị cuốn vào một cơn lốc, cơn lốc thế trần. Rồi con cũng bon chen, cũng gian tham, cũng ghen ghét oán thù, cũng lao mình vào tội lỗi và quên mình là môn đệ Chúa, chẳng khác gì con đã chối Chúa. Hẳn đã có một lần, vì một dịp vui với bạn bè, con đã thiếu sót bổn phận với Chúa. Đã có một lần vì một chút xúc phạm đến danh dự con, con vội nổi đóa, quên hẳn bài học khiêm tốn hiền lành Chúa dạy. Những lần như thế con đã phế bỏ Chúa ra khỏi tâm hồn con.

Xin hãy thắp lên niềm tin cho chúng con


Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2012

KHÔNG THỂ CHE GIẤU

       "Không thể che giấu mà không bị lộ ra". (Lc 12,2)

Một phút suy gẫm

       Khi nhắc đến Chân phước Giao1 hoàng Gioan Phaolo II, nhiều người sẽ nhớ câu nói của Ngài: "Đừng sợ" Ngài đã lặp lại lời của Chúa Giê-su để củng cố Đức tin, nung nấu niềm hy vọng cho các Ki-tô hữu. Thế nhưng, bản tính yếu nhược của chúng ta là vẫn cứ sợ. Chúa Giê-su đến giải thoát chúng ta khỏi nỗi sợ hãi này. Ngài nói với chúng ta: "Đừng sợ" sống theo Lời Chúa thì đi ngược dòng đời, đừng sợ những kẻ chỉ giết được thân xác! "Đừng sợ" vì Thiên Chúa, Đấng có toàn quyền trên xác hồn của ta, lại là Cha nhân hậu, yêu thương săn sóc quan phòng. Nhỏ bé, không có giá trị gì như chim sẻ còn được Chúa chăm sóc, huống chi con người. Ngay cả bao nhiêu sợi tóc của con người cũng được Ngài đếm cả rồi!
       "Không có gì che giấu mà không bị lộ ra". Chúng ta có tin lời đó của Chúa Giê-su không? Một việc sai trái, chúng ta có thể che giấu trước mặt mọi người, nhưng có một người biết rõ, đó là Chúa. Chúa biết mọi sự, nhưng cách sửa lỗi của Chúa là dùng lời của Ngài mời gọi chúng ta đến với chân lý, yêu chuộng lẽ phải, thuộc về sự thật. Chúng ta có dàm "liều mình" một lần nói hết những nỗi sợ cho Chúa không? Một trong những cách giải thoát chúng ta khỏi sợ hãi là nói sự thật về mình với Chúa nơi tòa giải tội.
        Lạy Chúa! người ta tìm cách giết hại người rao giảng Lời Chúa, nhưng Lời ấy hôm nay vẫn đến được với chúng con. Qủa thật, không có gì che giấu mà không bị lộ ra. Xin cho chúng con mạnh dạn sống theo Lời Chúa dạy, để không còn sợ hãi. Amen.




Thánh Phaolô Thánh Giá, Linh Mục 
(1694-1775)

Thánh Phaolô sinh tại Uvada, miền Ligurie nước Ý ngày 03/01/1694. Ngay từ thời niên thiếu, ngài đã đặc biệt sùng kính Chúa Giêsu chịu đóng đinh. Ngài cũng tha thiết ước mong được chịu tử đạo nên đã gia nhập đoàn quân viễn chinh ở Venise để chống lại quân Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng sau khi nhận ra ý Chúa, ngài đã giã từ vũ khí và xin vào dòng tu. Ngài được phong chức linh mục do tay Ðức Giáo Hoàng Bênêđictô XIII.Sau đó, ngài sống cuộc đời ẩn dật tại núi Argentarô và lập dòng Thương Khó năm 1720. Lời hứa đặc biệt của dòng là chuyên lo giảng dạy cho mọi người về sự khổ nạn của Chúa Giêsu. Ngài còn lập một dòng nữ chuyên lo cầu nguyện và sống cuộc đời Thương Khó Chúa.Thánh nhân được Chúa cho làm nhiều phép lạ như nói tiên tri, thấu suốt được tâm hồn nhiều người. Hơn nữa, ngài có tài giảng thuyết, nhất là khi giảng về những đau khổ của Chúa.Năm 1775, ngài từ trần tại Rôma, hưởng thọ 81 tuổi. Ðức Giáo Hoàng Piô IX đã phong ngài lên bậc Chân Phước và ít lâu sau, phong thánh cho ngài năm 1867.


Ngày 19 - 10 Thánh Isaac Jogues, Gioan Brébeuf và các bạn tử đạo

  Thánh Isaac Jogues, Linh mục (1607-1646): Ngài và một số người bạn là những vị tử đạo tiên khởi của Bắc Mỹ được Giáo hội chính thức phong thánh. Khi còn là tu sĩ trẻ Dòng Tên, ngài là người hiểu biết và có văn hóa, dạy văn chương tại Pháp. Sau đó ngài nghỉ dạy và làm việc giữa những người Ấn Độ Huron ở Tân thế giới (Mỹ). Năm 1636, ngài và các bạn, theo sự lãnh đạo của Gioan Brébeuf, đến Quebec. Người Huron luôn bị người Iroquois gây chiến, LM Jogues bị người Iroquois bắt tù 13 tháng. Các lá thư và báo chí của ngài cho biết cách ngài và các bạn bị đưa đi từ làng này sang làng khác, bị đánh đập, bị hành hạ và bị bắt xem những người Huron theo đạo bị làm nhục và bị giết.


Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

SỨ GIẢ TIN MỪNG


       "Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít! Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về". (Lc 10,2)

Một phút suy gẫm

        Đức Giê-su sai các môn đệ ra đi truyền giáo như những thợ gặt trên cánh đồng lúa. Lúa đã chín vàng, mùa gặt đã đến, nhưng lại thiếu thợ gặt! Những người thợ gặt này phải xin thêm thợ gặt mới bằng lời cầu nguyện.Thợ gặt của cánh đồng truyền giáo phải đối diện với hiểm nguy "như chiên giữa bầy sói;" phải thanh thoát với mọi liên hệ và của cải thế tục "bao bị, túi tiền, giày dép..." phải phó thác, tùy thuộc vào lòng hiếu khách của những người đón nhận mình. Hành trang và sứ mạng chính yếu là trao ban bình an của Thiên Chúa ,năng quyền chữa lành bệnh tật, và loan báo triều đại Nước Trời.
        Thánh Luca là một thầy thuốc, nên qua sách Tin Mừng của Ngài chúng ta có thể nhận thấy Ngài rung cảm trước những khổ đau nơi thân xác con người. Ngài được tặng danh hiệu "văn sĩ ca tụng lòng nhân từ và khoan dung của Đức Ki-tô". Qua Thánh sử Luca, Tin Mừng được truyền đạt cho mọi người và khắp mọi nơi. Hôm nay chúng ta cũng được mời gọi viết nên cuốn Tin Mừng mới trong bậc sống của mình "để nên lời ca ngợi. cho hiển vinh danh Ngài" Trước khi gieo vãi  hạt giốngTin Mừng, hãy dùng lời cầu nguyện làm cho mưa móc sa xuống trên cánh đồng.
        Sốt sắng hát bài: "Lạy Chúa, xưa Chúa đã phán: Lúa chin đầy đồng mà thiếu thợ gặt. Chúa hãy ban nhiều thợ biết nhiệt thành..."

  Ngày nay, hiện trạng đức tin trên toàn thế giới đang giảm sút nghiêm trọng, nhưng chúng ta lại chưa làm gì nhiều để đem Lời Chúa đến cho người chung quanh, ngay cả những người thân cận của mình. Sợ rằng với đà này, đức tin của chúng ta sẽ bị suy giảm.

       Lạy Chúa, xin ban cho chúng con lòng can đảm hăng hái rao giảng Tin Mừng bằng ngay chính cuộc sống của mình để có thể dẫn đưa anh chị em của mình về với Chúa.


 

               Thánh Luca: tác giả sách Tin Mừng (18/10)


                            
CUỘC ÐỜI THÁNH LUCA LUÔN LÀM RẠNG NGỜI BỘ MẶT CỦA CHÚA GIÊSU KITÔ

        Thánh Luca,một trong bốn thánh sử đã để lại cho hậu thế một lịch sử sáng ngời của Ðấng Cứu Thế : Chúa Giêsu Kitô.Chỉ cần đọc Phúc Âm của một trong bốn thánh sử,nhân loại ở muôn thời sẽ thấy rõ cả cuộc đời của Chúa Giêsu.Ðó là nét nổi bật nhất của các thánh sử.Tuy nhiên,với thánh Luca,khi đọc Tin Mừng của Ngài,nhân loại sẽ nhận ra lòng thương xót của Chúa,nhìn ra bộ mặt đầy yêu thương của Chúa Giêsu và như thế thánh Luca đã làm sáng danh Chúa vì chính Ngài đã ghi lại những nét đặc sắc nhất của cuộc đời Chúa Giêsu Kitô.

       Thánh Luca như nhiều vị thánh khác đã hy sinh cả mạng sống của mình để làm chứng cho Chúa là Ðàng,là Sự Thật và là Sự Sống .Ngài xứng đáng lãnh nhận triều thiên vinh quang của Chúa .Muôn đời nhân loại sẽ không bao giờ quên được công ơn to lớn của thánh sử Luca.

        Lạy thánh Luca, xin cầu bầu cùng Chúa cho chúng con để chúng con luôn nhận ra lòng thương xót của Chúa.


Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

SỐNG CÔNG BẰNG YÊU THƯƠNG


      "Các ngươi nộp thuế thập phân về bạc hà, vân hương và đủ thứ rau cỏ, mà xao lãng lẽ công bình và lòng yêu mến Thiên Chúa". ( Lc 11,42)

Một phút suy gẫm

        "Không ít bạn trẻ vì muốn ' LONH LANH' hơn dưới mắt bạn bè đã khoác lên mình nhiều loại 'NƯỚC SƠN' vật chất dễ dàng  'BONG TRÓC'," Thái Bình nhận định trên báo Tuổi Trẻ ngày 2/9 vừa qua. Không chỉ các bạn trẻ mà nhiều người ngày nay cũng sính mua sắm hàng hiệu, xe đời mới, điện thoại di động đắt tiền,...... để khẳng định mình là đẳng cấp khác biệt, là sành điệu. Ngay cả trong đời sống tôn giáo, nhiều người cũng có xu hướng chuộng hình thức, làm đầy đủ các nghi lễ bề ngoài rình rang cho mọi người thấy: đi nhà thờ đều đặn, thường xuyên đọc Kinh Thánh, lần hạt, làm việc bác ái... nhưng bên trong tâm hồn họ có thể là tối tăm như địa ngục, có thể là thiếu hẳn tình yêu thương và đức công bình, bởi lẽ tâm hồn họ chất chứa tính kiêu ngạo, khinh người, đối xử bất công với đồng loại... Chúa đã lên án lối sống hình thức đó, và đề cao một lối sống công bình và yêu thương phục vụ.
        Biết bao lần chúng ta đã vô tình hay cố ý chạy theo trào lưu xã hội chuộng hính thức bên ngoài; còn việc sống đạo thì chỉ dừng lại ở mức tối thiểu: làm cho vừa đủ những điều khoản luật buộc mà thôi. Nếu như thế bạn đã bỏ quên căn tính cốt lõi của lề luật là công bình và yêu thương rồi đó.
        Lạy Chúa, xin dạy con biết sống quảng đại, biết phụng sự Chúa cho xứng đáng, biết cho đi mà không cần tính toán. Amen

          Lạy Chúa, Chúa chính là nguồn sự công minh chính trực. Xin soi sáng và hướng dẫn chúng con biết chu toàn luật mến Chúa yêu người bằng một đời sống công bình nhân ái, Xin cho chúng con luôn ăn ở thật thà: Không giữ lại của đánh rơi nhưng sẵn sàng trả lại cho người bị mất, đã hứa phải giữ lấy lời, thành thật trong lời nói việc làm ... để chúng con xứng đáng làm con thảo của Chúa Cha, môn đệ thực sự của Chúa Giêsu, và nên anh chị em của mọi người.- Amen.


Ngày 17 tháng 10: Thánh I-nha-xi-ô thành An-ti-ô-ki-a, Giám mục tử đạo - lễ nhớ

       Người ta nghĩ rằng: thánh Inhaxiô thành Antiôkia chính là đứa trẻ mà Chúa Giêsu đã ôm vào lòng và đặt giữa các tông đồ để làm gương mẫu về lòng trong trắng và đức khiêm tốn Kitô giáo. Vài tác giả còn quả quyết rằng: Ngài là đứa trẻ đưa năm chiếc bánh và hai con cá cho Chúa Giêsu làm pháp lạ nuôi 500 người ăn. Điều chắc chắn là Ngài đã được đặt làm giám mục thứ nhì kế vị thánh Phêrô tại Antiôkia khoảng năm 68, sau khi thánh giám mục Evôda qua đời. Suốt bốn muôi năm cai quản giáo phận, kể cả những năm bị bách hại dưới triều Domitianô, Ngài đã tỏ ra là một giám mục gương mẫu về mọi nhân đức.

       Thánh Inhatiô đã cảm nghiệm sâu sắc lời này:" Hạt giống có mục nát đi mới sinh nhiều hoa quả"( Ga 12,24 ).Vì thế, thánh nhân luôn biến đau khổ thành niềm vui, Ngài yêu Chúa mà yêu Chúa thì thử thách,chông gai không còn là ngõ cụt nữa,nhưng:".đối với những ai yêu mến Chúa,thì Ngài biến đổi mọi sự nên lành"( Rm 8, 28 ).Thánh nhân đã chấp nhận trong vui tươi sự đau khổ,đã chấp nhận cái chết với tất cả niềm yêu mến,đến nỗi đương đầu với sư tử sẽ phân thây,xé xác mình,thánh nhân đã thốt lên lời đầy an ủi và xác tín:" Tôi là miếng mồi ngon của Ðức Kitô.Ước gì nhờ răng của thú dữ,tôi trở thành bánh được tuyển chọn !".Thánh nhân là hạt giống,được vùi dập dưới đất,nó cứ âm thầm mọc lên và mọc mãi để tô điểm cho vườn hoa Giáo Hội.
      Lạy thánh Inhatiô Antiôkhia,xin giúp chúng con lòng can đảm làm chứng cho Chúa Giêsu dẫu có phải thí mạng sống. Amen.

HẠT GIỐNG TÌNH YÊU
1- Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất, không chết đi, không thối đi thì nó chỉ trơ trọi một mình thôi.
Và nếu hạt lúa mì rơi xuống đất, mà chết đi và thối đi, thì nó sẽ sinh ra nhiều bông hạt.
ĐK:
Vạn lạy Chúa, con biết thế, và con muốn con chết đi như hạt lúa mì.
Tình thập giá, ngày xưa ấy của Thầy tri thánh, xin thắp lên trong con tim con.
Nay con bước vào dương thế để làm theo ý, Cha đã trao khi dựng vũ hoàn.
Là con đến để dâng hiến, trọn thân xác để chết đi cho anh em con.
2- Nếu mạng sống nào nơi dương thế không chết đi, không thối đi thì nó chỉ trơ trọi một mình thôi.
Và nếu mạng sống nào nơi dương thế mà chết đi vì hiến dâng thì nó phát sinh ra nhiều bông hạt.
3- Nếu quả tim nào nơi dương thế không biết yêu, không biết thương thì nó chỉ trơ trọi một mình thôi.
Và nếu quả tim nào nơi dương thế mà chết đi vì hiến dâng thì nó phát sinh ra nhiều bông hạt






Danh Sách Blog