Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2012

NHẬN BIẾT ƠN CHÚA BAN ĐỂ HOÁN CẢI

    "Khốn cho ngươi, hỡi Khoradin! Khốn cho ngươi, hỡi Betxaida!"  ( Lc 10, 13)

Một phút suy gẫm

        Cũng như Caphacnaum nằm ven bờ Bắc của Biển Hồ Tiberia, vốn được gọi là " nhà của Chúa Giê-su" (Mc 2,1;9,33), Khoradin cách đó khoảng 3 cây số về phía bắc cũng là nơi Chúa thường lui tới trong hành trình rao giảng. Betxaida, cách Caphacnaum 3 cây số về phía đông, cũng không phải là nơi xa lạ vì là quê quán của các tông đồ Phero, Anre và Philipphe (x. Ga 1,44). Cả ba nơi này đã nghe nhiều Lời Chúa giảng dạy, đã chứng kiến nhiều phép lạ Chúa làm. Thế nhưng Ngài đã phải thốt lên lời than trách " Khốn cho ngươi" đầy thương xót pha lẫn giận dữ và cảnh báo nghiêm khắc, chỉ vì thái độ vênh vang trước những ơn đặt biệt đó trong khi vẫn cứng lòng chai đá mà không hối cải, là điều kiện tối cần để được cứu độ.
        Nếu hôm nay Chúa Giesu đến với chúng ta những lời như trên thì thử hỏi bạn sẽ có thái độ nào đây? Chúng ta đã nhiều lần được nghe Lời Chúa, đã được biết về Chúa, được lãnh nhận hồng ân tái sinh, nhưng chúng ta đã khước từ Chúa qua cách sống thiếu niềm tin trong cuộc sống hằng ngày, qua thái độ dửng dưng lạnh nhạt với lời mời gọi hoán cải. Như vậy chúng ta đâu khác gì dân thành Betxaida hay thành Khoradin ngày xưa!
        Lạy Thiên Chúa tối cao và vinh hiển, xin chiếu sáng chỗ tối tăm trong lòng con và ban cho con một đức tin chân thật, một đức cậy vững vàng và một đức mến hoàn hảo... để con chu toàn thánh ý Chúa trong mọi việc con làm. Amen.




Lạy Chúa Giêsuviệc tông đồ của con phải là việc tông đồ diễn tả lòng tốt.để khi thấy con, người ta phải nói :“vì anh này tốt quá, nên đạo của anh phải là đạo tốt.”Và nếu có ai hỏi contại sao con lại hiền lành và tốt như thế,con sẽ trả lờivì con là tôi tớ của một đấng tốt hơn con nhiều.“ Mong sao bạn biết được Chủ Giêsu của tôi tốt biết bao !”Con muốn sống thật tốt, để người ta có thể nói :“nếu tôi tớ mà tốt như vậy,thì Chủ sẽ tốt đến ngần nào ?”                                                                                                      Chân phước Charles Foucauld.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét