Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

BÌNH AN

                                             Tu do theo Chua

Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. (Ga 14,27)

Một phút suy gẫm

        Một vị vua treo giải thưởng cho nghệ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về sự bình yên. Nhiều họa sĩ đã cố công thể hiện tài năng của mình. Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh, nhưng chỉ thích bức tranh vẽ những ngọn núi, mà những ngọn núi này trần trụi và lởm chởm đá, ở bên trên là bầu trời giận dữ như trút kèm theo sấm chớp, đổ xuống bên vách núi là dòng thác nổi bọt trắng xóa. Bức tranh này trông thật chẳng bình yên chút nào.
       Khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng đá. Trong bụi cây một con chim mẹ đang xây tổ. Ở đó, giữa dòng thác trút xuống một cách giận dữ, con chim mẹ đang bình thản đậu trên tổ của mình...Bình yên thật sự.
      Bính an ở đây không phải là hòa bình, cũng không phải là tâm trạng của người hết căng thẳng về tâm lý, hoặc tâm trạng khoan khoái, thoải mái. Đó chỉ là những trạng thái thuộc lãnh vực tự nhiên.
      Bình an theo Thánh Gio-an chính là ân huệ lớn lao mà Đức Giê-su mang đến cho con người từ Chúa Cha. Ơn huệ này chính là ơn giải thoát, ơn cứu độ. Đức Giê-su chịu chết để đem lại ơn giải thoát, Người phục sinh đem lại sự sống đời đời. Đó là ân huệ lớn lao, đó là bình an mà Người ban cho các môn đệ.
       Chúa để lại bình an cho chúng ta nhờ ơn cứu độ của Người, và chúng ta lãnh nhận bình an này qua các bí tích Người đã thiết lập trong Hội thánh. Hiểu như vậy, chúng ta hãy siêng năng sốt sắng đón nhận ơn bình an do các bí tích của Chúa đem lại, nhất là bí tích Hòa Giai và Thánh Thể, để được bình an của Chúa.
      Lạy Chúa, xin cho chúng con đừng quá lệ thuộc và tha thiết tìm sự bình an theo kiểu thế gian, nhưng xin cho chúng con biết tìm đến ơn bình an đích thực nơi các bí tích của Chúa. Amen.

                                                 Tập tin:El Greco 050.jpg
Ngày 30 tháng Tư

Thánh Piô V Giáo Hoàng (1504-1572)



      Thánh Piô V tên thật là Ghiliêri, sinh ngày 17/01/1504 tại làng Boscô (xứ Piémont) Alêsan. Thuở nhỏ, ngài phải đi chăn chiên, đến năm 13 tuổi mới được đi học. Ngài xin nhập dòng Ða Minh và được khấn trọng thể sau đó. Tốt nghiệp thần học ở đại học Bologne, ngài chịu chức linh mục và làm giáo sư ở đó suốt 15 năm. Ðời sống ngài chói ngời đức vâng lời và bác ái. Là một chiến sĩ Phúc Âm, ngài hết sức bệnh vực chân lý Giáo Hội chống lại các bè rối. Ngài được Ðức Giáo Hoàng Phaolô IV đặt làm Bộ Trưởng thánh vụ, Giám Mục Népi và Sutri. Hai năm sau, ngài được phong lên Hồng Y. Ðức Piô IV lại trao ngài tòa Mondovi trong xứ Piémont. Với địa vị cao sang, ngài vẫn sống khắc khổ, ăn mặc thô sơ và từ chối mọi của cải cha mẹ chia cho. Năm 1566, ngài được bầu làm Giáo Hoàng. Lên ngôi, ngài để ý ngay đến việc thánh hóa hàng giáo sĩ. Khiêm tốn nhưng rất cương quyết, ngài mở rộng lãnh vực hoạt động và đem lại hòa bình cho nhiều quốc gia. Thương người nghèo và bệnh nhân là đức tính nổi bật của ngài: hằng tuần, ngài rửa chân cho các người nghèo. Với ý chí sắt đá, ngài cương quyết bảo vệ đức tin, và bằng mọi cách chống lại các trào lưu tư tưởng ngoại giáo, bè rối.

       Với lòng sùng kính Ðức Mẹ đặc biệt, ngài làm mọi việc dưới sự bảo trợ của Mẹ. Ngài lưu tâm nhiều đến việc đào tạo hàng giáo sĩ, thận trọng khi cắt cử các Giám Mục và truyền chức cho các đại chủng sinh.
        Ngài chết năm 1572 sau một cơn bệnh nặng, hưởng thọ 68 tuổi. Ðức Giáo Hoàng Clêmentê X đã cất ngài lên bậc Chân Phước.
         Và năm 1712, Ðức Clêmentê XI đã tôn phong ngài lên bậc Hiển Thánh.

Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013

ĐIỀU KIỆN

                                            

        Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều. (Ga 14, 26)

Một phút suy gẫm

       Một buổi tối nọ, viên sĩ quan trẻ tuổi người Pháp tên là Charles de Foucauld say mê kể cho gia đình nghe những cuộc thám hiểm của anh ở Maroc. Người chăm chú theo dõi câu chuyện của anh nhất là cô cháu bé chưa tròn 10 tuổi. Khi anh vừa chấm dứt, cô bé bất thần đặt một câu hỏi như sau: "Thưa cậu, cháu đã thấy cậu làm được nhiều việc vĩ đại... Thế cậu đã làm được gì cho Thiên Chúa chưa?
        Điều kiện chứng tò có lòng yêu mến Thiên Chúa và được Chúa yêu thương đó chính là lắng nghe và thực hành Lời Chúa. Chính Đức Giê-su nhắc lại điều kiện để được Chúa yêu mến, đó là tuân giữ Lời Chúa: "ai yêu mếm Thầy thì sẽ giữ được lời Thầy". Trái ngược với điều kiện này là: "ai không yêu mến Thầy, thỉ sẽ hkông giữ lời Thầy".
       Cách nói này có ý nhấn mạnh về tình yêu. Tình yêu là động lực thúc đẩy tuân giữ lời Chúa. Tình yêu này không thể áp đặt. Chúa tôn trọng tự do của con người. Vì thế, Người trao chúng ta, những Ki-tô hữu , một vai trò trung gian. Đó là giới thiệu về Chúa, trình bày về Chúa cho những ai chưa biết Chúa.
        Câu hỏi của cô cháu gái trong câu chuyện chắc hẳn cũng làm cho chúng ta  phải suy nghĩ. Có thể, chúng ta đã đạt được rất nhiều thứ: bằng cấp , danh vọng, địa vị,... nhưng thử hỏi chúng ta đã làm được gì cho Chúa?
        Lạy Chúa, xin cho chúng con biết thể hiện tình yêu chúng con dành cho Chúa qua việc tuân giữ lời Chúa và thực hành điều Chúa dạy trong cuộc sống hằng ngày, để nhờ đó sẽ có nhiều người tin vào danh Chúa hơn. Amen.

Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

YÊU THƯƠNG; DẤU HIỆU MÔN ĐỆ

                                                   

Thầy ban cho anh em một điều răn mới, 

là anh em hãy yêu thương nhau. (Ga 13,34)

Một phút suy gẫm

        Người ta nói nhiều - quá nhiều nữa là khác - về tình yêu. Thế nhưng, tình yêu là dấu hiệu nhận biết môn đệ Chúa Ki-tô lại không phải là một trong những thứ tình yêu đó. Có thứ tình yêu theo tính tự nhiên: yêu người vừa ý mình; còn ghét người trái ý mình. 'Cao cấp hơn", Cựu ước dạy  "yêu đồng loại" như chính mình (Lv 19,18). Còn Chúa Giê-su dạy bằng một tình yêu cao cả hơn nữa: phải yêu nhau như Chúa đã yêu. Khi Giu-đa ra đi để thực hiện âm mưu phản bội (c.31) lẽ ra Chúa phải chua chát cho tình nghĩa thầy trò, thế mà đó lại là lúc Chúa nói lời chan chứa yêu thương. Yêu thương theo cách của Chúa là yêu thương ngay chính lúc người thường không thể yêu; yêu chính điều người đời thường không thể yêu.
        Chúng ta dễ theo lối xói mòn của tính tự nhiên để yêu thương theo kiểu " có qua có lại mới toại lòng nhau". Còn lời Chúa dạy "yêu kẻ thù" (Mt 6,44), "hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình" (Gạ,13) thì sao mà khó quá. Chúng ta cứ thử thực hiện yêu thương theo cách quảng đại đi "cho đi mà không cần tính toán".          
        Chúng ta hãy cảm nhận được niềm vui khi sống "Cho thì có phúc hơn là nhận" (Cv 20,35).

       Lạy Chúa, xin cho chúng con biết đem tình yêu vào trong cuộc sống, chính tình yêu sẽ làm cho mọi công việc của chúng con, tuy tầm thường, vẫn chiếu tỏa trước mặt thiên hạ, để người ta nhận ra sự hiện diện của Chúa qua con người của chúng con. Amen.

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

NHÌN THẤY CHÚA CHA

                                        

"Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha." (Ga 14, 7)

Một phút suy gẫm

        Người ta có thể tìm Thiên Chúa như tìm một phù thủy để cầu phép thuật, hay một thủ kho để xin xuất mấy khoản cần thiết; thậm chí họ tim Ngài như một thủ phạm của những đau khổ trùng điệp trên thế giới! Một Thiên Chúa như thế không phải là Thiên Chúa mà Chúa Giê-su nói tới và sống thân tình như con người đối với Cha mình. Chính các Tông đồ cảm nhận điều đó và coi là một diễm phúc khi được biết Cha của Đức Giê-su được gọi Ngài là Cha: "Lạy Thầy xin tỏ cho chúng con xem thấy Cha và như thế là mãn nguyện cho chúng con rồi.' Đi tìm Thiên Chúa với khát vọng tự nhiên và chính đáng này, người ta sẽ gặp Ngài nơi Đức Giê-su vị Thiên Chúa làm người, sống và chết cho con người, một Thiên Chúa Tình Yêu: "Ai thấy Thầy là thấy Cha ở trong Thầy và Thầy ở trong Cha."

        Lạy Chúa Giêsu, xin cho con biết con, xin cho con biết Chúa. Xin cho con chỉ khao khát một mình Chúa, quên đi chính bản thân, yêu mến Chúa và làm mọi sự vì Chúa. Xin cho con biết tự hạ, 
biết tán dương Chúa và chỉ nghĩ đến Chúa. Ước gì con biết hãm mình và sống trong Chúa. Ước gì con biết nhận từ Chúa tất cả những gì xảy đến cho convà biết chọn theo chân Chúa luôn. Xin đừng để điều gì quyến rũ con, ngoài Chúa. Xin Chúa hãy nhìn con, để con yêu mến Chúa. Xin Chúa hãy gọi con, để con được thấy Chúa. Và để con hưởng nhan Chúa đời đời. Amen.


(Thánh Âu-Tinh)

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

HÃY TIN VÀO THẦY

                                        

Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. ( Ga 14,6)

Một phút suy gẫm

       Có nhiều cách thức hiện diện. Hai cây đứng bên nhau, hai viên đá nằm cạnh nhau: chỉ là sự hiện diện bên ngoài và bất toàn. Cái này chẳng biết đến cái kia, chẳng quan tâm đến nhau, và cho dù thật gần nhau nhưng hoàn toàn xa lạ. Sự hiện diện đúng nghĩa chỉ khởi đầu khi mà cả hai người nhận biết nhau và có sự nhận thức về nhau. Điều đó cho phép người này có được hình ảnh của người kia trong tâm hồn, và nhờ đó có sự hiện hữu thứ hai nơi người mà mình quan hệ (Balthasar).
Những lời tâm sự của Đức Giê-su trong Bữa Tiệc Ly làm cho các môn đệ biết rằng Người sắp giã biệt các ông. Đức Giê-su sẽ chịu chết. Vì thế các môn đệ cảm thấy lo buồn và xao xuyến! Cho nên, ở đây, Đức Giê-su ban lời khuyến khích để nâng đỡ họ, an ủi và đem đến cho các môn đệ sự tín nhiệm vào Người.
        Lời trấn an; "hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy" giúp cho các môn đệ khỏi bị xao xuyến! Cũng giống như khi Người đi trên mặt biển mà đến với các ông, giúp các ông bình tâm. Sự bình an sâu xa vượt trên mọi bối rối, đếu phát sinh từ Đức tin.
        Thật vậy, trong cuộc sống, chúng ta thường gặp biết bao lo âu, sợ hãi và xao xuyến. Những lúc đó, chúng ta nhớ lại lời Đức Giê-su dạy; "Vì biết rằng chỉ có niềm tin vững chắc vào quyến năng và tình thương của Thiên Chúa, chúng ta mới cảm nghiệm được sự bình an nội tâm đích thực.

      Lạy Chúa, xin cho chúng con biết đặt niềm tin vào Chúa chứ không phải vào tiền bạc hay của cải mà thế gian mang đến, để tâm hồn chúng con được bình an không phải lo lắng vì được hay mất. Amen.

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

HÃY MAU LOAN BÁO TIN MỪNG

                                          

        "Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo." (Mc 16,15)

Một phút suy gẫm

        Giao Hội Hàn Quốc đang thực hiện chương trình Loan Báo Tin Mừng Hai Mươi Hai Mươi, nghĩa là mọi người Công Giao phải nỗ lực truyền giáo để đến năm 2020, số tín hữu Công giáo chie7m1 tỉ lệ 20% tổng số dân Nam Hàn, đạt 10 triệu người Công giáo, gấp đôi số tín hữu hiện nay. Trong khi ấy ở Việt Nam, các số liệu cho thấy năm 1960, tỉ lệ người Công giáo chiếm 7,17% dân số và cuối năm 2010 tỉ lệ này là 7,18%..Thật đáng tiếc và cũng đáng trách, việc loan báo Tin Mừng của chúng ta không được quan tâm đúng mức, nên chưa làm tăng được 1% tỉ lệ dân số trong 50 năm qua! Vì thế, hôm nay mệnh lệnh loan báo Tin Mừng của Đức Giê-su cần phải được mọi người Công giáo Việt Nam khẩn cấp thực hành.
        "Truyền giáo chính là kể câu chuyện về Đức Giê-su như các Tông đồ xưa" ( Sứ điệp Đại Hội Truyền giáo Á Châu năm 2006). Đó là một Giê-su chính bạn đã cảm nghiệm trong cuộc sống bản thân, một Giê-su Phục Sinh đang đồng hành với con người. Chúng ta kể về Ngài bằng ngôn ngữ của Tình Yêu, một tình yêu được diễn đạt bằng mọi lĩnh vực của cuộc sống: tinh thần lẫn vật chất. Cuối cùng câu chuyện về Chúa Giê-su ấy được kể trong Mầu Nhiệm Ngài là Giao Hội, khi chúng ta cộng tác, phối hợp và liên kết với các hội đoàn, nhóm ,...trong giáo xứ, giáo phận của chúng ta.
        Lạy Chúa, xin cho mỗi người chúng con biết can đảm loan báo Tin Mừng và giới thiệu Chúa cho mọi người qua đời sống chứng tá của chúng con.

Xin cùng hát bài:       Lạy Chúa xưa Chúa đã phán

        Lạy Chúa xưa Chúa đã phán lúa chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt, Chúa hãy ban nhiều thợ biết nhiệt thành để nước Chúa rộng lan khắp nơi. Xin Chúa ban cho đoàn chúng con nên tông đồ nhiệt thành mở nước Chúa Trời.

       Thánh Mác-cô mà hôm nay Giao hội mừng kính, là một tông đồ nhiệt tâm trong sứ vụ loan báo Tin Mừng của Chúa. Ngài chính là một trong những tác giả đã viết lại cuộc sống và hoạt động của D9u7c1 Giê-su khi còn sống trên trần gian.

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

ĐỨC GIÊ-SU LÀ ÁNH SÁNG

                                         


Tôi là ánh sáng, tôi đã đến thế gian. (Ga 12,46)

Một phút suy gẫm

        Anh sáng tự nhiên (ánh sáng mặt trời) có chất lượng cao nhất ( so với các loại ánh sáng nhân tạo), tốt nhất cho sức khỏe và thị giác con người, tạo năng suất làm việc, lao động cao. Anh sáng tự nhiên làm con người thoải mái, phấn khởi; và cũng thư thái, bình yên. Anh sáng tự nhiên còn có ý nghĩa quan trọng cho thế giới tự nhiên, môi trường thiên nhiên (cây cối, động vât ) mà một phần cũng gắn liền với cuộc sống và sự làm việc của con người.
        Đức Giê-su chỉ cho chúng ta biết rằng muốn được hạnh phúc và có sự sống đời đời thì hãy đến cùng ánh sáng là chính bản thân Người. Vậy, muốn bước đi trong ánh sáng phải rời bỏ bóng tối sự dữ.
        Nhưng thực tế, nhiều người vẫn chuộng tối tăm hơn Anh Sáng, vì những việc họ làm thì xấu xa.
        Cuộc đời mỗi người có những lúc lạc bước trong đêm tối vì chúng ta đánh mất Chúa. Chúng ta có thể lấy lòng tin cậy mến và tìm gặp Người qua Bí Tích Giai tội và qua Bí Tích Thánh Thể.

       Lạy Chúa Giê-su là ánh sáng thế gian, xin cho chúng con biết từ bỏ bóng tối là lòng ích kỷ, tham lam, đố kỵ,... để đến cùng ánh sáng là tình yêu thương, tha thứ - đó lá chính Chúa. Amen.

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

LỜI NÓI ĐI ĐÔI VỚI VIỆC LÀM

                                           jesus-the-good-shepherd.jpg

Tôi và Cha tôi là một (Ga 10,30)

Một phút suy gẫm

           Chuyện xưa vợ thầy Tăng Tử đi chợ. Con khóc, đòi đi theo mẹ. Mẹ bảo "Con ở nhà rồi mẹ về làm thịt heo cho con ăn!"
           Lúc vợ về, thầy Tăng đi bắt heo làm thịt. Vợ nói: "Tôi nói đùa đấy má"
          Thầy Tăng Tử bảo: "Nói đùa thế nào? Đừng khinh trẻ thơ không biết gì. Cha mẹ làm gì nó thường hay bắt chước. Nay mình nói dối, chẳng là mình dạy nó nói dối ư?"
          Tăng Tử nói xong làm thịt heo cho con ăn.
           Một lời nói không đi đôi với việc làm là một lời nói vô giá trị, khiến người khác dễ mất lòng tin.
           Lời nói và việc làm của Đức Giê-su không bao giờ có khoảng cách vì Người đến "để làm theo ý Cha." Người khẳng định: "Tôi và Cha tôi là một." Thực vậy, suốt cuộc đời của Đức Giê-su, lời nói và việc làm của Người đều nhằm để tôn vinh Chúa Cha, thực hiện theo thánh ý Thiên Chúa.

         Lạy Chúa Giê-su, nhiều lúc chúng con nói rất hay nhưng lại không bao giờ bắt tay vào làm. Xin cho lời nói và việc làm của chúng con luôn đi đôi với nhau, để mọi người nhận ra được Tình Yêu và Sự Thật nơi chúng con. Amen.

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

ĐỨC GIÊ-SU LÀ CỬA CHUỒNG CHIÊN


Tôi là cửa cho chiên ra vào  (Ga 10,7)

Một phút suy gẫm

        Chuyện đời: xã hội mở cửa, hội nhập kinh tế văn hóa và lối sống phương Tây du nhập vào đất nước ta. Truyền thống xa xưa bị phá vở, lối sống mời xuất hiện, tệ nạn xã hội gia tăng : vô vàn sách báo xấu xa, phim ảnh đổi trụy, tư tưởng độc hại, lối sống thác loạn...chúng được quảng bá khắp nơi; đạo đức xuống cấp, sự thật bị bóp méo, con người vô cảm trước nỗi đau của đồng loại, tội ác, bạo lực trở thành chuyện bình thường...
        Trước những thách đố đang đe dọa phá hủy cuộc sống con người, chỉ có một tấm khiên, một cánh cửa vững chắc để bảo vệ, gìn giữ con người khỏi sự hủy diệt, đó là Đức Giê-su. Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su tự nhận mình là cánh cửa: "Tôi là cửa chuồng chiên".
      Đức Giê-su không phải là "cánh cửa" để giam hãm đàn chiên mà là cánh cửa mở ra để cho chiên đến những đồng cỏ xanh tươi, những dòng suối trong mát. Cũng chính cánh cửa ấy sẽ đóng lại để che chở, bảo vệ chiên khỏi những tên trộm cướp, khỏi những thú dữ luôn rình rập giết hại chiên.

        Lạy Chúa Giê-su là Vị Mục Tử Tốt Lành luôn chăm sóc, nuôi dưỡng đàn chiên bằng những những lương thực bổ dưỡng, Chúa cũng chính là cánh  cửa duy nhất mở ra cho chiên được sống và sống dồi dào. Xin cho chúng con luôn biết chạy đến với Chúa, để được Chúa đổ tràn tình yêu và sự sống vào trong tâm hồn của chúng con. Amen.


Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

MỤC TỬ ĐÍCH THỰC


Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi. (Ga 10,28)

Một phút suy gẫm

           Chuyện đời thường: người bệnh đến bệnh viện, không tiền đóng viện phí, không bồi dưỡng bác sĩ, y tá, điều dưỡng viên,...nằm đó quằn quại trong đau đớn, cô đơn, bị khinh thường, bị đuổi ra khỏi bệnh viện bởi những con người được mệnh danh là " lương y như từ mẫu".
Trong xã hội có biết bao điều bất công, tuyệt vọng và đau đớn đang xảy ra. Họ kêu đất, đất không nghe; kêu trời, trời không thấu. Ngược lại người có trách nhiệm thì "bưng tai, bịt mắt", "sống chết mặc bay" trước những đau khổ và bất công của người khác. Đó không phải là thái độ của người mục tử.
           Người mục tử biết rõ từng con chiên và gọi tên chúng. Người mục tử biết rõ nơi nào có đồng cỏ xanh, suối nước trong để dẫn đàn chiên đến. Chính điều đó làm cho chiên nhận ra được ai là chủ đích thực của mình và chỉ nghe theo tiếng gọi của chủ.
              Đức Giê-su chính là người mục tử nhân lành, người mục tử sống vì đàn chiên "Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi. Tôi ban cho chúng sự sống đời đời, không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi. " Đức Giê-su, vị Mục Tử Nhân Lành, biết rõ nhu cầu của mỗi người chúng ta. Người chia sẻ, chăm sóc, chữa lành những nổi khổ đau của mỗi người.

          Lạy Chúa Giê-su vị Mục Tử Nhân Lành, còn nhiều con chiên đang sống giữa những bầy sói dữ mà không người chăm sóc, xin cho Giao Hội có nhiều vị mục tử dám sống chết cho đàn chiên như lòng Chúa muốn nơi mỗi mục tử. Amen.

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

VỚI KHỦNG HOẢNG ĐỨC TIN


         Bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. (Ga 6, 68)

Một phút suy gẫm


          Biến cố ở Caphanaum năm xưa – có vẻ như vẫn còn xảy ra… xảy ra hằng ngày trong mỗi chúng ta. Vẫn còn có nhiều người cảm thấy “chướng tai” khi phải nghe những lời giáo huấn của Đức Giêsu rằng :”Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (Mt 16:24). Và rằng :”Không ai có thể làm tôi hai chủ… Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được”.(Mt 6:24).
 
“Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi sao ?” – Phải chăng đây cũng là câu hỏi cho mỗi chúng ta hôm nay ? Và phải chăng – Đức Giêsu – khi đặt câu hỏi này – Ngài đã tôn trọng để cho mỗi chúng ta quyền tự do chọn lựa?
 
Chúng ta sẽ “Bỏ Thầy” bởi vì chúng ta vẫn muốn chạy theo những quyến rũ trần gian, những đam mê dục vọng, những phù vân chóng qua ? Hay chúng ta sẽ ở lại trong Thầy – Vì :”Bỏ Thầy chúng con biết đến với ai” !!
Chuyện kể rằng :“Có một chủ nông trại nọ thuê một người thanh niên đến nhặt khoai tây cho nông trại.Công việc hết sức đơn giản, hằng ngày anh này chỉ có một việc là ngồi phân lọai các củ khoai tây và cho vào sọt. Lớn theo lớn, trung bình theo trung bình và nhỏ theo nhỏ. Sau một thời gian, anh thanh niên đến gặp ông chủ và xin nghỉ việc. Được hỏi lý do, anh ta giải thích : công việc ông giao phó không phải là công việc nặng nhọc, nhưng điều làm cho tôi nhức óc đó là phải chọn lựa”.( Tác giả - Lm Giacôbê Tạ Chúc).
 
Qua câu chuyện trên chắc hẳn chúng ta đều hiểu thông điệp gì mà tác giả muốn gửi đến ! Phải chăng đó là một sự chọn lựa !!! Thánh Thần Chúa – qua miệng lưỡi Thánh Gioan cũng đã nói rằng :”Nhưng vì ngươi hâm hẩm chẳng nóng chẳng lạnh, nên Ta sắp mửa ngươi ra khỏi miệng Ta.” (Kh 3:16). Vâng, Chúng ta sẽ lựa chọn : “BỎ Thầy…. mà đi” ??? Hay chúng ta không bỏ ! - “..Bỏ Thầy biết theo ai ? – Ta không bỏ. Nhưng thực tế ta BỎ Ngài nhiều lần. Khi chạy theo mọi quyến luyến trần thế…” ( thơ Cao-Trí-Dũng). Cao-Trí-Dũng nói tiếp rằng : “Xin tự hối: “Bỏ Thầy con biết theo ai?” …
 
Vâng, “Bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai ?” – Mừng vui thay, nếu lời nói này cũng là lời mà mỗi chúng ta thốt lên để xác tín niềm tin của mình vào Đức Giêsu. Và sẽ là hạnh phúc thay, nếu chúng ta cùng đồng thanh cất tiếng với Tông Đồ Phêrô rằng :”Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời”.
 

   Lạy Chúa Giêsu, sống cho Chúa thật là điều khó. Thuộc về Chúa thật là một thách đố cho con. Chúa đòi con cho Chúa tất cả để chẳng có gì trong con lại không là của Chúa. Chúa thích lấy đi những gì con cậy dựa để con thực sự tựa nương vào một mình Chúa. Chúa thích cắt tỉa con khỏi những cái rườm rà để cây đời con sinh thêm hoa trái. Chúa cương quyết chinh phục con cho đến khi con thuộc trọn về Chúa. Xin cho con dám ra khỏi mình, ra khỏi những bận tâm và tính toán khôn ngoan để sống theo những đòi hỏi bất ngờ của Chúa, dù phải chịu mất mát và thua thiệt. Ước gì con cảm nghiệm được rằng trước khi con tập sống cho Chúa và thuộc về Chúa thì Chúa đã sống cho con và thuộc về con từ lâu. Amen. 

Xin cùng hát bài : Bỏ Ngài con biết theo ai


Bỏ Ngài con biết theo ai ?

Ðời lộng gió cánh chim ngàn khơi
Trùng trùng sóng nước mênh mông
Thuyền buông lái biết trôi về đâu
Bỏ Ngài con biết theo ai ?
Bên đời kia tương lai khuất mờ
Bước đi không Ngài đời con buồn tênh
Bỏ Ngài con đi với ai ?
Vì Ngài có lời ban sự sống
Bỏ Ngài thân con héo hon
Ðời cô liêu trên chốn dương gian
Bỏ Ngài con đi với ai ?
Ðường xa lắc tương lai mịt mờ
Nào ai dẫn con trên đường dài
Bỏ Ngài con đi với ai ?
Ngài ơi sao bỏ rơi con ?
Ðể sầu héo tháng năm ngẩn ngơ
Ngoài kia đời vẫn xanh mơ
Mặc con chết hắt hiu hồn thơ
Ngài ơi sao bỏ rơi con ?
Hỡi Ngài ơi thân con máu đào
Chết treo thập hình nào ai buồn thương
Ngàn đời con vẫn tin luôn
Ngài trung tín rất mực từ nhân
Nào đâu Ngài nỡ quên con
Hằng đưa lối dẫn theo đường ngay
Lạy Ngài dậy bảo con đi
Giữ gìn con trong chân lý Ngài
Bước đi bên Ngài đời con bình an



Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2013

CHÚA LÀ MỤC TỬ TÔI


Giáo hoàng Benedict làm gì trong ngày đầu “tự do”?
Cựu Giáo hoàng Benedicto đi lại trong lâu đài Gandolfo gần Rome, vài giờ sau khi ngài chính thức từ nhiệm.

Thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống. (Ga 6,55)

Một phút suy gẫm

          Ngày này năm 2005 Đức Benedicto XVI được bầu làm Giao Hoàng. Chúng ta nhắc lại để cảm phục sự can đảm, để tỏ lòng yêu mến và cầu nguyện cho Ngài. Ngài đã quyết định từ nhiệm vì lý do cao tuổi, một quyết định làm nhiều người ngỡ ngàng. Đức GIÁO HOÀNG và các vị mục tử trong Hội Thánh ý thức nhiệm vụ của mình là hướng dẫn con người đến với Đức Giê-su, Đấng Cứu Độ, Đấng ban sự sống đời đời cho con người: "Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời." Bánh mà Chúa Giê-su muốn nói ở đây chính là Thân Thể Ngài, Thân Xác vinh hiển của một Đấng Phục Sinh. Chỉ có Thiên Chúa là D9a6ng1 vĩnh cửu mới có thể ban sự sống muôn đời cho con người mà thôi.          Đôi khi bạn không tha thiết với Thánh Thể vì bạn thấy khó tin. Nhà toán học triết gia Blaise Pascal chia sẻ rằng; " Hãy xem họ khởi đầu như thế nào mà noi theo. Cú làm mọi sự như thế mình đã có niềm tin; tham dự Thánh lễ, sử dụng nước phép,... điều đó khiến bạn sẽ trở thành  "ngây thơ" và đưa bạn đến với Đức Tin"  (Đức Tin Ki-tô giáo hôm qua và hôm nay, tr 183)            Lạy Chúa Giê-su, chúng con ghi nhớ và tạ ơn Chúa đã ban Bánh Trường Sinh là Thịt Máu Chúa cho chúng con. Xin cho chúng con sốt sắng mỗi khi tham dự Thánh lễ hay chầu Thánh Thể, để đáp lại sự dâng hiến Chúa dành cho chúng con. Amen.


Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

BÁNH LÀ ĐỂ ĐƯỢC ĂN

            BÁNH HẰNG SỐNG
Ga 6, 44-51

Cau Nguyen 1.jpg
            Sự sống là nhu cầu căn bản nhất của con người, đặc biệt trong thời đại hôm nay, người ta thường đưa ra đủ mọi phương cách để giữ gìn và kéo dài sự sống. Mỗi khi có một căn bệnh nan y xuất hiện thì cũng kèm theo ngay những phương thuốc có khả năng chữa lành. Nhưng rồi mỗi ngày con người càng nhận ra rõ hơn những bất lực của chính mình, mà ngay cả những phát minh khoa học tối tân nhất cũng phải đầu hàng trước nhiều cái chết được xem như bí nhiệm, đã gây nên cho con người biết bao sửng sốt, ngỡ ngàng, hoang mang và dao động liên tục. Bởi lẽ cuộc sống trần gian này chỉ là sự sống của thân xác mong manh, mau qua chóng tàn như hơi thở thoáng bay. Vậy đâu là sự sống đích thực viên mãn mà con người hằng khát khao mong đợi? Đâu là bài thuốc bất tử có thể đáp ứng nhu cầu sự sống vĩnh cửu cho con người?


Chúa Giêsu trong đoạn Tin Mừng hôm nay đã trả lời cho chúng ta về chân lý đích thực của sự sống: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời” (c.51ab). Lời xác quyết của Đức Giêsu đã thực sự làm thỏa mãn cơn khát sự sống hằng ấp ủ từ sâu thẳm nội tâm con người qua bao thời đại. Nhưng làm cách nào chúng ta có thể đón nhận được sự sống đích thực do chính Đức Giêsu mang đến?
Cuộc sống hôm nay có quá nhiều hấp dẫn, với những lời mời gọi đầy thu hút dẫn chúng ta đi vào một sự sống giả tạo, bấp bênh, không định hướng qua tiền bạc, danh vọng, thú vui, hưởng thụ. Chúng ta dễ bị cuốn hút vào vòng xoáy của muôn ngàn cạm bẫy giăng mắc tứ phương. Làm sao chúng ta có thể chấp nhận ra sự sống đích thực cần phải vươn tới?
Đức Giêsu đang thì thầm bên tai chúng ta: “Ta là bánh trường sinh!”(c.48). Chính Chúa chứ không phải là những tấm bánh “manna” dưới muôn vàn hình thức tốt đẹp, nhưng chỉ đem lại sự chết muôn đời. Chúng ta có muốn đến với Ngài để ăn chính Ngài và để được sống đời đời không? Quả thật không đơn giản chút nào, vì nhiều khi chúng ta đã bị nhận chìm dưới vũng lầy của muôn ngàn “manna” trá hình. Lời Chúa hôm nay đang thức tỉnh chúng ta hãy đứng lên quay trở về bên Ngài để lãnh nhận sự sống, tình yêu và hạnh phúc “Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời”(c.51b).
Năm Thánh mời gọi chúng ta hãy trở nên chứng tá cho Tin mừng ngay trong mỗi hoàn cảnh của cuộc sống. Nếu con người hôm nay đang khát khao sự sống đích thực, thì điều tốt đẹp nhất chúng ta có thể trao tặng cho họ chính là sự sống chúng ta đã lãnh nhận từ Thánh Thể. Một cuộc sống yêu thương và phục vụ, một cuộc sống biết cho đi và quảng đại thứ tha là hoa quả của Bánh hằng sống mà chúng ta lãnh nhận mỗi ngày.
Xin Đức Kitô phục sinh thánh hóa và đỡ nâng những giới hạn của chúng ta hôm nay, để sự sống thần linh Ngài mang đến cho nhân loại qua sự phục sinh vinh hiển, được tuôn chảy đến mọi tâm hồn đang khát mong sự sống vĩnh hằng.
 Mỗi lần tham dự Thánh lễ, ta đón nhận Lời Chúa và Mình Chúa, Chúa mời gọi ta, đến lượt mình, trở nên bánh nuôi sống anh em. Mỗi người trở nên bánh tùy theo cách mình chọn, bằng con đường trí thức hay bình dân, bằng chữ viết hay lời nói, bằng những công trình lớn lao hay chỉ một hành động tốt nhỏ bé. Những việc tốt ta làm để lại một dư âm làm ấm áp cõi lòng nhân thế trong một xã hội thiếu tình người hôm nay. Ai đó đã từng nói: “Kết quả cao nhất của giáo dục là con người biết quan tâm đến người khác”. Câu nói nầy đáng cho ta suy nghĩ để rèn luyện chính mình, để mỗi ngày ta có khả năng ban tặng cho đời những miếng bánh nho nhỏ - nuôi sống tình người và triển nở tới tình Chúa.

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

SỰ SỐNG


Chúa Giê-su nói: "Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói, ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ." (Ga 6,35)

Một phút suy gẫm

        Thế giới quảng cáo ngày nay không ngại dùng những từ cường điệu nhất để đề cao chất lượng sản phẩm của mình. Song chẳng có hãng bánh nào dám quảng cáo bánh của mình là bánh trường sinh. Ở đây, Đức Giê-su tuyên bố rõ rằng Người là bánh trường sinh! Điều mà không ai dám mơ, lại hoàn toàn có thật! Đám đông dân Chúa lặn lội vượt Biển Hồ, tuôn đến với Đức Giê-su, không phải tìm Người cho bằng tìm...bánh! Hôm qua Chúa mới cho trên 5000 người ăn bánh no nê, còn dư 12 thúng đầy. Còn hôm nay Chúa không hóa bánh ra nhiều cho họ nữa, thay vào đó, Người tiết lộ chính Người là Bánh trường sinh. Như một trò chơi lớn đi tìm mật thư, họ được dẫn đi từ thứ bánh thông thường - nhu cầu mà họ cảm nghiệm rất rõ, rất quen thuộc - đến thứ bánh có một không hai: Bánh trường sinh - là nhu cầu thâm sâu nhất nơi mỗi  người, song cũng rất thường bị thờ ơ.
       Ngày nay, với cuộc sống đô thị hóa, người ta thường tìm cho mình những nhu cầu vật chất. Bên cạnh đó người ta sao lãng tìm kiếm sự sống tâm linh, sự sống vĩnh cửu. Lạy Chúa Giê-su, người tình muôn thuở của chúng con, xin Chúa giúp chúng con nhận ra  chính Chúa là Bánh trường sinh, một của ăn ngàn đời của chúng con, một thứ bánh làm lòng chúng con ấm lại mỗi khi lạnh giá, một thứ bánh giúp chúng con nhận ra sự hiện diện của Chúa nơi những người anh em khó nghèo bên cạnh chúng con.

                   Xin cùng hát bài:        Ta là Bánh hằng sống

ÐK: Ta là bánh hằng sống, là bánh ban xuống bởi trời. Ta là bánh trường sinh. Ai ăn sẽ sống muôn đời. 

1. Ðây Mình Ta chính là của ăn, và Máu Ta thật là của uống. Người ăn bánh này không còn đói khát chi. Kẻ uống chén này sẽ được trường sinh. 

2. Ðây Mình Ta chính là của ăn, và Máu Ta thật là của uống. Người không lãnh nhận ăn thịt uống Máu Ta sẽ chết hao mòn muôn đời trầm luân. 



Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

BÁNH TRƯỜNG SINH


        Không phải ông Mose, mà chính là Cha tôi đã cho bánh bởi trời, bánh đích thực. (Ga 6, 32)

Một phút suy gẫm

        Văn hóa Việt Nam có hình ảnh chú Cuội ngồi dưới cây đa trên cung Trăng. Theo truyện kể thì cây đó thực ra là cây thuốc trường sinh. Tuy nhiên để chăm nuôi cây trường sinh phải tưới cây bằng nước sạch. Vợ Cuội để nước bẩn vào cây nên cây tróc rễ bay lên trời. Cuội về thấy vậy chỉ kịp quăng rìu móc vào cây và bay cùng cây bất tử lên tận cung trăng. Vậy là cây thuốc trường sinh bất lão cũng chẳng còn, nhưng âu đó cũng là hình ảnh của một mơ ước trẻ mãi không già 9theo Bách Khoa toàn thư Encarta).
Trong bài Tin mừng hôm nay, Đức Giê-su tiên báo về mầu nhiệm Thánh Thể mà Người sẽ thiết lập. Trong cựu ước, Thiên Chúa dùng man- na, "bánh bởi trời", để nuôi dân Do Thái trong sa mạc. Truyền thống Do Thái luôn coi man- na là dấu lạ vĩ đại để làm bằng chứng họ tin vào ông Mô-sê.
        Dân chúng đòi Đức Giê-su làm phép lạ để họ tin. Họ dùng câu chuyện 'man-na" để chất vấn Đức Giê-su, nhưng Người cho họ thấy rằng: không phải ông Mô-sê đã ban "man-na" cho họ, ông chỉ là dụng cụ của Chúa. Cũng vậy, "man-na" là hình bóng của phép Thánh Thể sau này, vì "man-na" chỉ xuất hiện trong một thời điểm trong một không gian nhất định, nên dù con người có ăn  "man-na" nhưng cũng không thoát khỏi cái chết. Trái lại, Thánh Thể là bánh trường sinh, là chính thịt máu của Chúa. Bánh đem lại sức mạnh và đảm bảo cho cuộc sống đời đời.

        Lạy Chúa Gie-su, xin giúp chúng con siêng năng tham dự Thánh lễ và rước Mình Máu Thánh Chúa để được ơn cứu độ muôn đời. Amen.


Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

LƯƠNG THỰC TRƯỜNG SINH


         Hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại hạnh phúc trường sinh. (Ga 6,27)

Môt phút suy gẫm

   Khát vọng sâu xa và mãnh liệt nhất của con người là được trường sinh. Con người đã tìm đủ mọi cách để đạt được khát vọng đó, nào là: chế tạo những biệt dược cải lão hoàn đồng, nào là thể dục dưỡng sinh..., nhưng chưa một ai thành công trong việc thoát khỏi quy luật sinh tử của tạo hóa. Sống mãi trong chính con người của mình không được, thôi thì tìm cách sống mãi qua con cháu, danh tiếng sự nghiệp... vậy! Thế nhưng cả những cách đó không giúp con người đạt được khát vọng. Con người chỉ có thể thường tồn nhờ hiệp thông với Thiên Chúa hằng sống. Và để đi vào hiệp thông với Thiên Chúa, con người phải đi qua  "cửa Đức Tin ": " Việc Thiên Chúa muốn các ông pải làm là tin vào Đấng Ngài sai đến."

        Tin là cửa dẫn vào đời sống hiệp thông với Thiên Chúa. Để tăng cường Đức Tin, trong tông thư "Cửa đức Tin ĐTC benedicto XVI đã để ra nhiều phương thế:

  1.  Đừng ai trong chúng ta trở nên lười biếng trong đức tin
  2. Tái khám phá hành trình đức tin.
  3. Trình bày sức mạnh và vẻ đẹp của đức tin.
  4. Tái ý thức chính xác về đức tin của mình
  5. Học giáo lý.
  6. Hoán cải đời sống.
  7. Gia tăng suy tư về đức tin.
  8. Tăng trưởng đức tin bằng cảm nghiệp tình yêu.
  9. Cử hành đức tin trong phục vụ.
  10. Hiểu biết nội dung đức tin và tuy6n xưng đức tin.
  11. Duyệt lại lịch sử đức tin.
  12. Tăng cường chứng tá đức mến.
       Lạy Chúa Giê-su, việc đầu tiên chúng con làm khi bắt đầu một ngày sống là tín thác váo Chúa.
 

         Chúng ta cùng đọc kinh Tin.

        Lạy Chúa con, con tin thật có một Đức Chúa Trời là Đấng thưởng phạt vô cùng. Con lại tin thật Đức Chúa Trời có Ba Ngôi, mà Ngôi Thứ Hai đã xuống thế làm người chịu nạn chịu chết mà chuộc tội thiên hạ. Bấy nhiêu điều ấy cùng các điều Hội Thánh dậy thì con tin vững vàng vì Chúa là Đấng thông minh và chân thật vô cùng đã phán truyền cho Hội Thánh. Amen. 


Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

THẦY BIẾT CON YÊU MẾN THẦY


          Đức Giê-su đến, cầm lấy bánh trao cho môn đệ ; rồi cá, Người cũng làm như vậy. (Ga 21,13)

Một phút suy gẫm

        Khi yêu nhau, người ta thích tặng quà cho nhau, thích nói chuyện với nhau, thích chia sẻ vui buồn cùng nhau. Người ta sẵn sàng bỏ qua những yếu đuối và chân thành nâng đỡ nhau.
       Yêu là một từ hết sức quen thuộc, vừa có sức lôi cuốn vừa làm người ta ngán sợ, khiếp đảm. Một tình yêu chân chính sẽ đem lại hạnh phúc, còn không thì thật bi thảm tội nghiệp. Đức Ki-tô đã nếm hương vị tình yêu cay đắng mà dân chúng và các môn đệ dành cho Người. Nhưng với tình yêu, Đức Ki-tô Phục Sinh đã cảm hóa các môn đệ. Đặt biệt với Phê-rô tính tình bộc trực, nóng nảy, nhút nhát, được  tình yêu biến đổi đã trở thành người lãnh đạo tiên khởi của Giao hội.
    ," Này anh Simon, con ông Gioan, anh có yêu mến Thầy hơn các anh em này không?" Ông Phê-rô ngượng ngùng trước ba lần chất vấn của Đức Giê-su vì ông đã chối Thầy ba lần. Tuy nhiên, Đức Giê-su đã phá tan sự bối rối đó, khi cho Phê-rô có ba lần khẳng định lại tình yêu của mình.
     Ba lần chối Thầy thì giờ đây Người cho ông cơ hội ba lần để xác định lại tình yêu đối với Thầy. " Thưa Thầy có, Thầy biết rõ mọi sự, Thày biết con yêu mến Thầy". Từ đó, Phê-rô đã nhiệt thành chăm sóc đoàn chiên mà Chúa trao phó. Ông sẵn sàng đón nhận cái chết của Thầy trên Thập giá để chứng minh tình yêu dành cho Thầy và cho đoàn chiên Người trao phó.

      Lạy Chúa, xin giúp chúng con luôn biết yêu mến, để nhờ đó chúng con cũng được Chúa thứ tha. Và xin giúp chúng con cũng biết tha thứ như Chúa đã tha thứ cho chúng con.


Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013

TÌNH THẦY


Các ông thấy Đức Giê-su đi trên mặt Biển Hồ (Ga 6,19)

Một phút suy gẫm

      Biển Hồ Galile là hồ nước ngọt dài 23 km, rộng 13 km. Cuộc đời rao giảng của Đức Giê-su có nhiều sự kiện gắn với biển hồ này. Sau phép lạ hóa bánh người ta tìm tôn Chúa lên làm vua, Chúa truyền lệnh các môn đệ xuống thuyền sang bờ bên kia, phần Ngài thì lên núi cầu nguyện. Ra khơi trong điều kiện không thuận lợi: đêm tối, biển động, sóng to, gió mạnh, mà lại không có thầy cùng đi. Thuyền đi được một nửa chặng đường, chừng 5 hay 6 km, thì Chúa dành cho họ một bất ngờ thú vị. Ngài đi trên mặt nước đến với họ và ngay lúc đó 'thuyền đã tới bờ, nơi các ông định đến."
    Lạy Chúa Giê-su, cuộc sống của chúng con là một biển đời đầy phong ba bão táp, lắm khi chúng con chao đảo, lắm khi chúng con tưởng rằng Chúa bỏ rơi chúng con. Nhưng chúng con đâu biết rằng Ngài lúc nào cũng như người mẹ hiền đứng nép đằng sau cứ sợ con mình sẽ bị vấp ngã. Và Chúa đã chịu chết để cứu chuộc tội lỗi của chúng con những khi chúng con chìm đắm, những khi chúng con ngụp lặn trong giông tố bão táp. Ngài  lúc nào cũng hiện diện bên chúng con :" Thầy đây mà, đừng sợ. "

      Lạy Đấng Phục Sinh, xin đến ở lại với chúng con trong giây phút này.


THÁNH MARTINÔ I,
Giáo hoàng, tử đạo, ngày 13/4

        Thánh Martinô sinh tại Todi miền Ombrie nước Ý. Ngay những ngày đầu tiên trên ngai Giáo Hoàng, ngài đã cố gắng thuyết phục đưa anh em ly giáo về với đức tin Công Giáo, nhất là nhóm ly khai Paul de Constantinople được hoàng đế Constant đỡ đầu và đang được truyền bá khắp nơi. Sau cùng, ngài họp công đồng Latêranô từ ngày 05 đến ngày 31 tháng 10 năm 649 với 500 Giám Mục để lên án bọn lạc giáo. Giữa lúc họp công đồng, hoàng đế sai phái Olympius đến để đuổi Ðức Giáo Hoàng và giải tán công đồng. Nhưng Olympius chẳng những không làm được gì, mà lại mắc phải bệnh chết thê thảm. Vua lại sai Théodore Calliopas đến chiếm đền thờ Latran và cung điện Giáo Hoàng, bắt ngài (năm 653) tạm thời giam ở đảo Naxos để đưa về Constantinople. Tại nơi đây, ngài bị bỏ tù, chịu ngược đãi, lăng mạ và đánh đập. Sau cùng bị đày sang Chersonèse (Hy Lạp) và an nghỉ trong Chúa năm 654.

       Ðây là tấm gương sáng chói của một cuộc đời cầu nguyện liên lỉ, bất chấp trong hoàn cảnh nào. Ngài là một vị anh hùng can đảm bảo vệ đức tin, cho dầu phải hy sinh mạng sống.




Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

NỖI LÒNG


        Đức Giê-su cầm lấy bánh, rồi phân phát cho những người hiện diện, ai muốn ăn bao nhiêu tùy ý. (Ga 6, 11)

Một phút suy gẫm

       Nhiệm mầu chuyện phép lạ. Chúa hóa bánh và cá. Người người vui thỏa, no lòng.
      Chuyện xưa kể lại hay chuyện nay được giải bày? Chúa và dân Do Thái hay ta và Chúa hôm nay? Chú bé vô danh, một An- rê tốt lành cùng đám đông dân chúng hay là ta và anh em của ta?
      Điều kỳ diệu: đói lòng, ngàn ngàn người lặng yên, một cậu bé trao dâng tất cả phần lương thực của mình.
     Giữa muôn người, chiếc cầu nối An-rê, đưa lối bước cho người khác đến cùng Thiên Chúa, rồi phép lạ xảy ra.
       No nê, thỏa lòng, quên đi chân lý: đám đông tôn Chúa làm vua. Yêu thương, dạy dỗ, động lòng trắc ẩn. Chúa hóa bánh cho ăn. Buồn sầu vì lòng người chai đá trước lương thực trường sinh: Người lánh mặt, lên nùi một mình.
        Mùa Phục Sinh, mùa hồng ân: Bánh Hằng Sống được bẻ ra, cho ta và cho muôn người.
     Ta là ai? Để biết cho đi, biết đón nhận, biết khát mong, biết làm vui lòng Thiên Chúa..

      Cha ơi! Hướng đi ở đáy lòng chúng con. Xin cho con biết rạo rực sống trong Cha, đừng để chúng con sống theo những sự chóng qua ở thế gian này. Xin cho chúng con say sưa với nhân loại, với thụ tạo, với mọi người xung quanh chúng con, với mọi việc chúng con làm, vì tất cả là do Cha, ví Cha. ( Eileen Cady, Tiếng thì thầm và lời đáp trả)


Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

LỜI CHỨNG


Chúa Cha yêu thương người Con và đã giao mọi sự trong tay Người (Ga 3,35)

Một phút suy gẫm

Chúa Giê-su là gã say cần được lắng nghe.
Chúa Giê-su là người bệnh tâm thần cần được bảo vệ.
Chúa Giê-su là con nghiện cần được khuyên răn.
Chúa Giê-su là gái làng chơi cần được tháo bỏ nguy hiểm và cần có bạn.
(Mẹ Teresa)
       Chuyện về một người, Đấng từ rời mà đến. Chuyện khó tin, chuyện thuật lại bởi Thánh sử Gioan.
     Thiên Chúa đã sai Người, để Người nói lời Thiên Chúa, mang tình trời trải rộng khắp nhân gian, mở nguồn ơn cứu độ.
Chuyện khó tin  hay lời thách thức?
Tin vào Người Con thì sống, không tin thì mất cuộc sống đời đời.
    Tin hay không tin, phải chăng là chọn cho mình một con đường sự thật hay ;àm ngơ rẽ vào lối đời hư hoại.
Chúa và ta: một bên trao ban tất cả, bên còn lại đón nhận tự do.
Hững hờ, lòng chai dạ đá; ta xa Chúa mãi.
Mùa Phục Sinh: Người mời gọi ta. Ta cần đáp trả.
     Lạy Chúa,ước gì trong mọi nơi mọi lúc, chúng con luôn biết đáp lại: "con tin và con yêu Chúa."


Xin cùng hát bài:     TIN HAY KHÔNG TIN



Tin hay không tin là chấp nhận hay từ chối 

Tin hay không tin là sống mãi hay trầm luân

Tin hay không tin đời sáng ngời hay mù tối 
Tin hay không tin nay quyết định cho đời tôi 
Dù đời bao tăm tối tôi cứ vững tin luôn 
Tin rằng ngài đã thương tôi tin rằng ngài chết cho tôi
Dù đời bao giông tố tôi quyết bước theo ngài 
Cho dù đời lắm chông gai tôi vẫn làm môn đệ ngài 
Luôn luôn tin yêu là đón nhận tin mừng chúa
Luôn luôn tin yêu là quyết sống trong hồng ân
Luôn luôn tin yêu là hết lòng tôn thờ chúa
Yêu thương tha nhân cho hết tình cho thành tâm
Dù đời bao tăm tối tôi cứ vững tin luôn 
Tin rằng ngài đã thương tôi tin rằng ngài chết cho tôi
Dù đời bao giông tố tôi quyết bước theo ngài 
Cho dù đời lắm chông gai tôi vẫn làm môn đệ ngài 
Luôn luôn tin yêu là đón nhận cây thập giá
Luôn luôn tin yêu là vững bước theo thầy luôn
Đi lên can vê dù máu hồng sẽ đỗ xuống
Dâng muôn đau thương như lễ vật như lời ca
Dù đời bao tăm tối tôi cứ vững tin luôn 
Tin rằng ngài đã thương tôi tin rằng ngài chết cho tôi
Dù đời bao giông tố tôi quyết bước theo ngài 
Cho dù đời lắm chông gai tôi vẫn làm môn đệ ngài 
Tin hay không tin là chấp nhận hay từ chối 
Tin hay không tin là sống mãi hay trầm luân
Tin hay không tin đời sáng ngời hay mù tối 
Tin hay không tin nay quyết định cho đời tôi 
Dù đời bao tăm tối tôi cứ vững tin luôn 
Tin rằng ngài đã thương tôi tin rằng ngài chết cho tôi
Dù đời bao giông tố tôi quyết bước theo ngài 
Cho dù đời lắm chông gai tôi vẫn làm môn đệ ngài ...


                         THÁNH STANISLAO, (St. Stanislaus)

Giám mục tử đạo, ngày 11/4

Thánh Phaolô đã viết cho Timôtêô như thế này:” Nếu ta cùng chết với Đức Kitô, Ta sẽ cùng sống với Người. Nếu ta kiên tâm chịu đựng, ta sẽ cùng hiển trị với Người”( 2Tm 2, 11-12 ). Thánh Stanislao đã kiên quyết cảnh cáo và khuyến dụ những con người phản nghịch, tội lỗi. Ngài đã xứng lãnh nhận triều thiên công chính.

THÁNH STANISLAO, NGƯỜI LÀ AI ?

Thánh Stanislao sinh tại miền Cracovie nước Balan ngày 26 tháng 7 năm 1030 trong một gia đình giầu sang, phú quí. Thánh nhân là con trai duy nhất trong gia đình quyền quí, giầu sang, nhưng Ngài không ham mê của cải, không màng danh vọng, chức quyền, ngay từ nhỏ, từ lúc thiếu thời, Ngài đã tỏ ra là người đầy là nhân ái và giầu lòng thương xót. Ngay từ lúc còn nhỏ, Ngài đã nhận ra tiếng Chúa gọi mời, Ngài bỏ mọi sự và đi theo tiếng mời gọi của Chúa, thánh nhân học triết và thần học, rồi lãnh nhận sứ vụ linh mục. Thánh nhân được cất nhắc lên bậc kinh sĩ, vị linh mục mới đã nổi tiếng về đời sống thánh thiện, tài đức, được nhiều người khen ngợi và biết tiếng. Thánh nhân dù rất nổi tiếng, nhưng lúc nào Ngài cũng khiêm nhượng, âm thầm và sống nhiệt thành với sứ vụ, với công việc được trao phó và sống hết sức bác ái với mọi người. Thánh nhân luôn nghiên cứu Thánh Kinh, tham khảo các giáo phụ và thần học. Vì sự khiêm nhượng và tài lãnh đạo, lòng nhân ái của Ngài, khi Đức giám mục giáo phận qua đời, Ngài đã được đề cử lên lãnh trách nhiệm giám mục cai quản địa phận vào năm 1072. Thánh nhân sống đời sống thánh thiện, đạo đức, Ngài ăn chay, đánh tội, bố thí hàng ngày và đi thăm những người đau ốm. Thánh nhân rất hiền lành, nhưng lại rất cương quyết chống lại, khuyến cáo và răn đe những người tội lỗi. Thánh nhân can đảm, mạnh dạn lên tiếng phản đối và tố cáo bạo vương Boleslas. Bị động tới lòng tự ái và nhỏ nhen, ích kỷ, bạo vương Boleslas đã xông tới bàn thờ chém đầu thánh nhân lúc thánh nhân đang cử hành thánh lễ. Bạo vương ra lệnh phân thây xác Ngài và truyền ném xác cho muông thú ăn thịt, nhưng không một con thú nào dám động đến xác thánh của Ngài. Trước việc kỳ diệu, lạ lùng ấy, bạo vương đã thống hối ăn năn, trở về và ngày tang lễ của thánh nhân trở thành ngày vui mừng, hân hoan.

GIÁO HỘI TUYÊN DƯƠNG THÁNH NHÂN


Vì lòng bác ái, những nhân đức siêu vời và những gương sáng thánh nhân để lại, nhất là việc lạ lùng Chúa làm nơi thân xác thánh nhân. Đức Thánh Cha Innocentê IV vào ngày 17 tháng 9 năm 1253  đã phong hiển thánh cho Ngài.
Lạy Chúa, để làm vinh danh Chúa, thánh giám mục Stanislao đã ngã gục dưới lưỡi gươm những kẻ bách hại mình. Xin cho chúng con cũng được một niềm tin vững mạnh, giúp chúng con trung thành với Chúa suốt cuộc đời chúng con( Lời nguyện nhập lễ, lễ thánh Stanislao ).